Khản tiếng là tình trạng gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống của người mắc. Vậy khản tiếng uống thuốc mãi không khỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không và gây ra những tác động như thế nào? Để tìm câu trả lời cho các thắc mắc trên, mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.
Khản tiếng là gì?
Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, bên trong là các dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường, dây thanh mở và đóng trơn tru, tạo ra âm thanh bằng cách rung động khi có luồng không khí đi từ phổi lên. Khi phát âm, dây thanh đóng mở, biến đổi dày, mỏng, căng, chùng theo từng âm tiết và tạo ra âm thanh trong trẻo với cường độ cao thấp khác nhau nhằm diễn đạt nhiều trạng thái tình cảm của người nói. Tuy nhiên nếu dây thanh rung động không đều hoặc phù nề, không khép kín sẽ dẫn đến giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm vần, thậm chí nói không thành tiếng. Hiện tượng này được gọi là khản tiếng.
Khản tiếng kéo dài có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nếu khản tiếng chỉ kéo dài ít ngày thì không nguy hiểm, nhưng nếu lâu ngày không khỏi rất có thể là hồi chuông cảnh báo cho nhiều vấn đề liên quan tới thanh quản, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống.
>>> XEM THÊM: Tình trạng khản tiếng, mất giọng cảnh báo gì về sức khỏe của bạn
Khản tiếng uống thuốc mãi không khỏi là bệnh gì?
Thông thường, tình trạng khản tiếng xuất hiện khi bạn mắc phải các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… và dễ dàng cải thiện nhanh chóng nếu bạn điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, những người thường xuyên phải nói nhiều, chẳng hạn như: Giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ, người hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, mắc các bệnh lý mạn tính như viêm mũi xoang mạn tính, trào ngược dạ dày,... thì rất dễ gặp phải tình trạng khản tiếng uống thuốc mãi không khỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Giáo viên là đối tượng dễ bị khản tiếng
Bên cạnh đó, nếu mắc chứng khản tiếng kéo dài, đã điều trị theo nhiều phương pháp mà không cải thiện, bạn cần lưu ý đến nguy cơ bị các bệnh lý nghiêm trọng ở dây thanh, không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp và sức khỏe mà còn gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư thanh quản nếu không điều trị kịp thời như: Hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh.
Nhắc đến khản tiếng kéo dài do hạt xơ dây thanh, trường hợp của chị Nguyễn Thị Huệ (48 tuổi, ở Tổ 11 - Khu phố 1 - Thị Trấn Tân Khai - Hớn Quản - Bình Phước) là một ví dụ điển hình. Chị Huệ tâm sự: “Khoảng tháng 9, 10 năm 2018, đang yên đang lành tôi bỗng bị đau họng, ho và khản tiếng kéo dài. Ban đầu chỉ nghĩ rằng bị cảm cúm thông thường, nên tôi cũng chủ quan ra hiệu thuốc tây mua mấy liều thuốc ngậm và uống, nhưng uống hoài vẫn chưa khỏi. Tưởng bệnh nhẹ nhưng càng ngày tôi càng thấy nó ảnh hưởng quá nhiều đến công việc và cuộc sống. Lúc nào tôi cũng ho, giọng khản đặc, người mệt mỏi. Đôi lúc tôi còn bị hụt hơi, khó thở nên cũng không dám nói chuyện nhiều. Sau đó, sợ mắc ung thư nên tôi đi khám tại Bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng ở TP.HCM. Kết quả, tôi bị hạt xơ dây thanh quản”.
Mời bạn theo dõi thêm chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh phân tích: "Khản tiếng kéo dài bao lâu thì nguy hiểm?" Trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: 4 nguyên nhân gây khản tiếng và cách phòng ngừa
Bị khản tiếng kéo dài nên làm gì?
Khản tiếng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới giao tiếp, công việc và cuộc sống hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không được chủ quan, mà cần sớm tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giọng nói, ngăn ngừa bệnh tiến triển, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế nói để dây thanh âm được nghỉ ngơi một thời gian.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm vào một chút mật ong và vài giọt nước cốt chanh để chống viêm, bảo vệ niêm mạc hầu họng.
- Sử dụng thiết bị làm ẩm không khí phòng; Tránh gió lùa qua cửa sổ.
- Không hút thuốc lá, dùng bia rượu hay chất kích thích.
- Không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 25 độ C). Vào mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện tình trạng khản tiếng như:
- Pha 2 muỗng cà phê mật ong với 250 ml sữa tươi hâm nóng, uống từng ngụm chậm rãi. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Ngậm viên nước đá có chứa tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn) sau mỗi bữa ăn để sát trùng hầu họng, ngăn ngừa tình trạng sung huyết.
- Với những người có thanh quản nhạy cảm, nên chà xát lòng bàn tay lên khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày. Thao tác này giúp kích thích tác dụng kháng viêm của hai huyệt đạo khu trú tại đây, cải thiện tình trạng khản tiếng rất tốt.
- Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh hoặc dùng thuốc quá liều chỉ định để điều trị khản tiếng. Bởi thuốc tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài như: Đau dạ dày, ảnh hưởng đến gan, thận, huyết áp cao, rối loạn tiêu hóa,... Nguy hiểm nhất là hiện tượng kháng kháng sinh, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu bạn mắc phải một bệnh nhiễm trùng trong tương lai, sẽ không có loại kháng sinh nào có tác dụng. Thậm chí, ngay cả việc dùng thuốc theo đơn, bạn cũng có thể gặp những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.
Điều này cũng đúng với trường hợp của chị Huệ. Sau khi phát hiện bản thân mắc khản tiếng do hạt xơ dây thanh, chị được chỉ định điều trị nội khoa. Thế nhưng, dùng thuốc nhiều, chẳng những bệnh không thuyên giảm mà chị lại gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Chị cho biết: “Đơn thuốc của tôi gồm cả thuốc ngậm và uống trong hai tuần. Kiên trì uống thuốc theo chỉ dẫn rồi tái khám và dùng thêm một đợt nữa nhưng các triệu chứng đau họng, ho, khản tiếng, hụt hơi chỉ đỡ trong lúc đó thôi, sau đó lại “đâu vào đấy”. Thậm chí, uống nhiều thuốc, tôi còn bị nóng trong người, nhiệt miệng, ngứa ngáy nên tâm trạng luôn thấy bức bối, khó chịu khiến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”
>>> XEM THÊM: 5 cách chữa khản tiếng lâu ngày
Dùng sản phẩm thảo dược phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng kéo dài hiệu quả
Nếu bạn mắc khản tiếng kéo dài và đã áp dụng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn bị tái phát thì hãy tìm hiểu và tham khảo thêm cách hỗ trợ điều trị tình trạng này bằng sản phẩm nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh. Đây là một phương pháp cải thiện khản tiếng bền vững khi có thể tác động vào gốc rễ, căn nguyên của bệnh - xu hướng điều trị được các chuyên gia đánh giá cao.
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị hạt xơ dây thanh hiệu quả
Với cách này, bạn không cần lo lắng với tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y kể trên, đồng thời còn giúp chữa lành các tổn thương, bảo vệ vùng họng, thanh quản an toàn, ngăn bệnh tái phát bền vững.
Cụ thể, Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính là rẻ quạt (xạ can) - được mệnh danh là kháng sinh thực vật nên giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả mà không lo tình trạng nhờn thuốc. Khi kết hợp dược liệu này với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng theo tỉ lệ chuẩn sẽ tạo thành một công thức toàn diện dưới những viên nén, tiện mang theo bên người để sử dụng. Từ đó, Tiêu Khiết Thanh có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng; Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho các tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc dễ bị kích ứng, giúp phòng bệnh tái phát hiệu quả. Chính vì vậy, người bị khản tiếng kéo dài nên lựa chọn Tiêu Khiết Thanh để nhanh chóng lấy lại giọng nói trong sáng, đẩy lùi chứng khản tiếng hiệu quả lâu dài và an toàn, không tác dụng phụ.
Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đã được chính chị Huệ kiểm chứng. Chị cho biết, trong một lần lên mạng tìm hiểu về phương pháp chữa khản tiếng, mất tiếng thì bản thân biết tới sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Thấy sản phẩm phù hợp với mình, lại có nhiều người đã dùng và đều có kết quả rất tích cực nên chị liền mua về dùng. Chị Huệ uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên trước khi ăn nửa tiếng và không sử dụng thêm thuốc điều trị nào khác. Dùng hết vài hộp, chị cảm thấy đỡ đau họng, khản tiếng, những cơn ho cũng giảm hẳn. Tin tưởng hoàn toàn vào sản phẩm, chị liền gọi đến số tổng đài miễn cước để được tư vấn và đặt mua liền 10 hộp về sử dụng. Dùng hết 10 hộp này, các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, mệt mỏi trước đây của chị không còn, giọng trong và nói chuyện không còn hụt hơi. Hơn thế, từ ngày ngưng sử dụng sản phẩm tới nay đã nửa năm nhưng chị cũng không còn gặp vấn đề gì về thanh quản nữa.
Đặc biệt hơn, mới đây, Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế mới là cốm hòa tan, rất phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài phát huy công dụng của các dược liệu quý kể trên, dạng cốm này còn bổ sung thêm 2 thảo dược nữa là kinh giới và cỏ lào cùng vitamin C, vitamin D3, kẽm gluconate, tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm sưng viêm, giảm kích ứng tại đường hô hấp trên và tăng đề kháng cho trẻ một cách tối đa.
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Tiêu Khiết Thanh được rất nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao.
Tiêu biểu như chia sẻ của chị Đào Hồng Nhung (ở Sơn Tây, Hà Nội). Chị cho biết: “Mấy hôm nay, thay đổi thời tiết, đi đâu cũng nghe thấy tiếng ho húng hắng của trẻ con. Lên facebook mà cũng thấy bố mẹ "check in" tại viện cũng chỉ vì con ốm. Đậu nhà em cũng bị kẻ trộm có tên "viêm đường hô hấp trên" tấn công. Khi hơn 1 tuổi, trong trận ốm đầu tiên, con ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, kèm theo sốt nhẹ. Làm mẹ lần đầu, mình cũng chủ quan, chỉ nghĩ cảm ốm thông thường. Rồi tình trạng bệnh nặng hơn, đưa con đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm tiểu phế quản và kê kháng sinh - đánh dấu lần dùng kháng sinh đầu tiên của Đậu. Sau đó, mình “làm bạn” với chị google”, được nghe chia sẻ về cốm Tiêu Khiết Thanh, thành phần từ thảo dược đã được chứng minh an toàn và được rất nhiều mẹ có con nhỏ hay bị viêm hô hấp trên dùng rất tốt. Mình quyết định cho cốm Tiêu Khiết Thanh vào ‘tủ thuốc” gia đình” kể từ đó.”
Một trường hợp khác như sau: Tình trạng khản tiếng gây mệt mỏi cho cô gái Đỗ Thị Thư (21 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều năm nay. Nhưng rất may, cô đã tìm được phương pháp hiệu quả. Theo dõi câu chuyện của cô gái này qua video:
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của bà Vũ Thị Huệ về cách vượt qua khản tiếng, đau họng TẠI ĐÂY
Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh
Tiêu Khiết Thanh thường được dùng cho những đối tượng nào? Chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn sẽ phân tích qua nội dung video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân khản tiếng, đau họng là gì? Những đối tượng nào dễ gặp phải tình trạng này?
Vậy là bạn đã biết khản tiếng dùng thuốc mãi không khỏi có thể là bệnh gì rồi đúng không? Để sớm lấy lại được giọng nói trong sáng và an toàn, đừng quên sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày, bạn nhé!
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917.212.364 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.