Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói bị thay đổi về âm vực, thanh sắc, nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ nhỏ chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức. Các chuyên gia tai mũi họng cảnh báo, việc điều trị khàn tiếng cho bé rất khó khăn lại dễ tái phát, nếu cha mẹ chủ quan có thể khiến trẻ bị tổn thương dây thanh không hồi phục, biến đổi về giọng nói suốt đời.

Vì sao trẻ nhỏ bị khàn tiếng?

Khàn tiếng ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi từ 5 - 10. Nguyên nhân thường do trẻ dùng giọng quá sức, do cách phát âm sai chủ yếu là la hét, nô đùa ở những nơi tập trung đông như trường học, trại hè, các đội đồng ca thiếu nhi… Bệnh có những đặc điểm lâm sàng riêng biệt, đặc trưng cho trẻ em gọi là khàn tiếng tăng động ở trẻ nhỏ hay trước đây gọi đơn giản là khàn tiếng ở trẻ. Một số ít trường hợp xuất hiện khàn tiếng do viêm VA hay những bệnh phát ban như sởi cũng gây khàn tiếng kéo dài ở trẻ em.

 

Khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Cha mẹ thường đưa con đi khám khi bé có biểu hiện là khàn tiếng ở các mức độ khác nhau, nói nhanh mệt. Lúc này, khi nói bé phải sử dụng sự hỗ trợ của các cơ vùng cổ nên thường “gân cổ” khi nói làm trẻ gặp khó khăn khi học đọc, học ngoại ngữ... Tuy nhiên mức độ khàn tiếng không tương ứng với các biến đổi thực thể tại thanh quản. Bên cạnh đó, khàn tiếng còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh như viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, các khối u lành hoặc ác tính, liệt dây thần kinh thanh quản, nhược cơ dây thanh…

>>Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan mủ uống thuốc gì? Cần cân nhắc kỹ trước khi dùng

Các giai đoạn biến đổi thanh quản ở trẻ khàn tiếng

Khàn tiếng tăng động ở trẻ em thường kéo dài rất lâu, nếu không tích cực điều trị thì khàn tiếng sẽ kéo dài hàng năm và có thể phát sinh những tổn thương ở dây thanh không hồi phục như teo dọc theo bờ dây thanh, khi nói nhanh mệt.

Đối với trẻ khàn tiếng, thăm khám bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường. Soi thanh quản sẽ thấy biến đổi ở dây thanh theo từng giai đoạn, nếu theo dõi một trẻ trong vòng 5-7 năm sẽ thấy:

Giai đoạn đầu: Chỉ là các rối loạn cơ năng, cấu trúc thanh quản hoàn toàn bình thường nhưng khi trẻ phát âm thì thanh thiệt và các sụn phễu siết lại, thanh môn co thắt mạnh.

 

Khàn tiếng gây tổn thương dây thanh không phục hồi

Giai đoạn sau: Bắt đầu sang năm thứ hai mới xuất hiện các thay đổi thực thể do hậu quả của các kích thích cơ học trước đó. Thông thường nhất là dây thanh phù nề hình thoi, khi phát âm chỉ đoạn giữa dây thanh đóng kín, đoạn sau hở (viêm thanh quản hạt lúa mạch), có thể hình thành hạt xơ dây thanh. Giai đoạn này giọng bị khàn, siết, khi nói rất tốn sức.

Viêm thanh quản teo: Một hoặc cả hai dây thanh bị teo nhỏ lại, chỉ quan sát được băng thanh thất, đây thường là di chứng của viêm thanh quản loét trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng (cúm, sởi…).

Ngoài việc soi thanh quản, việc chẩn đoán phải phụ thuộc vào khám chi tiết chức năng phát âm, nghĩa là cách thức nói, cấu tạo, theo dõi trương lực của các cơ ngoài cổ, sức nén của bụng, khám âm vực của giọng, cao độ trung bình của giọng nói khi trò chuyện, cần khám bổ sung bằng đo phế động khí tức là ghi lại các cử động hô hấp (vì sự tăng áp lực phát âm và dùng giọng sai thể hiện ra trước hết bằng các hoạt động hô hấp).

>> Xem thêm:4 nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp tính

Trị khàn tiếng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Đối với các trường hợp chữa bảo tồn tức là điều trị phục hồi giọng thì việc cần làm là chỉnh lại cách phát âm cho trẻ, cần phải khuyên trẻ không được la hét và giữ gìn vệ sinh mũi họng. Chỉ các trường hợp có hạt xơ ở dây thanh mới cần can thiệp phẫu thuật (cắt hạt), tuy nhiên ngay cả khi cắt hạt rồi vẫn cần điều trị phục hồi giọng và tránh la hét để bảo đảm bệnh không tái phát. Điều trị chống viêm chỉ áp dụng trong các trường hợp có kèm hiện tượng viêm. Việc cắt hạt xơ dây thanh ở trẻ dưới 15 tuổi cũng cần phải cân nhắc vì tỷ lệ tái phát rất cao. Nhiều nghiên cứu cho rằng, sau tuổi 15 do sự thay đổi của các hormon nội tiết, các hạt xơ này có thể tiêu đi, nếu chúng không biến mất mới tiến hành phẫu thuật.

 

Trị khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Phòng bệnh: Ở những trẻ thường xuyên khàn tiếng hoặc ở những trẻ mà bố mẹ bị khàn sẽ được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Những trẻ này ngoài việc phải tránh la khóc gây mệt giọng thì còn phải tránh các yếu tố khác gây ra khàn tiếng, chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên, thể trạng dị ứng, môi trường có nhiều bụi bặm.

>>Xem thêm: Ai nói viêm thanh quản mạn tính khó chữa? Đọc ngay bài này!

Trẻ bị khàn tiếng có nên uống Tiêu Khiết Thanh?

Bên cạnh các phương pháp điều trị, phòng ngừa khàn tiếng thông thường, nhiều bậc phụ huynh quan tâm tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh vì chính họ đã từng bị khàn tiếng, uống Tiêu Khiết Thanh và cải thiện. Họ thắc mắc sản phẩm có dùng được cho đối tượng là trẻ em không? Các bậc phụ huynh biết đấy, vì Tiêu Khiết Thanh có nguồn gốc thảo dược nên khi hỗ trợ điều trị sẽ có độ an toàn cao và đi sâu vào căn nguyên. Sản phẩm với thành phần chính là rẻ quạt - một dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả. Đây được đánh giá là một “kháng sinh thực vật” nhờ vậy mà khi dùng cho trẻ, cha mẹ đỡ lo nghĩ việc phải lạm dụng các loại thuốc kháng sinh tân dược cho con. Rẻ quạt với sự kết hợp cùng các dược liệu quý khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh tạo nên bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khàn tiếng, mất tiếng, các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,... lại giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Các bé có thể uống liều lượng bằng 1/3-1/2 liều lượng của người lớn.

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979, trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng khàn tiếng nhiều năm nay. Chị tâm sự:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

 

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được TS. Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khàn tiếng, viêm thanh quản:

Trên đây là những lưu ý về chứng khàn tiếng ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan tâm con cái để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời để tránh việc bé bị tổn thương thanh quản không phục hồi. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ