Thông thường, khàn tiếng, mất giọng bắt nguồn từ các viêm nhiễm đường hô hấp trên, do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng cổ họng, viêm thanh quản… Tuy nhiên, nếu giọng nói bị khàn đặc, hay hụt hơi khi phát âm thì bạn nên lưu ý, vì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề khàn tiếng, mất giọng đang cảnh báo vấn đề sức khỏe gì nhé!

Khàn tiếng, mất giọng cảnh báo bệnh gì?

Khàn tiếng, mất giọng không chỉ là triệu chứng của bệnh liên quan tới đường hô hấp trên mà còn là hồi chuông cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chúng ta không nên chủ quan!

Viêm thanh quản

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng. Những công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói lớn như giáo viên, huấn luyện viên thể thao, ca sĩ, hoạt náo viên, tư vấn viên, nhân viên bán hàng… rất dễ bị viêm thanh quản làm giọng nói bị khàn. Nếu bạn phải làm các công việc này, hãy học một vài khóa học giao tiếp hiệu quả để dây thanh quản không bị quá tải sau một khoảng thời gian nói liên tục.

U nang dây thanh hoặc polyp dây thanh

U nang dây thanh về cơ bản là có khối u trên dây thanh âm khiến bạn bị khàn giọng khi nói. Nguyên nhân gây ra các tình trạng này thường là do lạm dụng giọng nói. Những người thường xuyên lạm dụng giọng nói có nguy cơ bị polyp dây thanh cao hơn những đối tượng khác.

Khàn tiếng do mắc bệnh tự miễn

Một số bệnh do ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến viêm dây thanh quản, gây khàn giọng. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng hơn với hội chứng Sjogren – là một rối loạn miễn dịch suốt đời, gây ảnh hưởng đến tuyến nước mắt và nước bọt, khiến miệng, cổ họng bị khô rát. Các bệnh tự miễn dịch khác có liên quan đến khàn giọng bao gồm: Viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì và lupus.

Khàn tiếng - Dấu hiệu ung thư thanh quản, phổi, hoặc tuyến giáp

Những người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản cao nhất. Các triệu chứng bao gồm: Khàn giọng, đau tai, đau họng, cảm giác vướng trong cổ họng, khó thở hoặc khó nuốt. Bệnh ung thư phổi hoặc tuyến giáp cũng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thanh quản, làm tiếng nói bị khàn.

Teo dây thanh dẫn đến khàn tiếng

Thông thường, những đối tượng từ 60 tuổi trở đi, giọng nói có thể yếu và khàn hơn, nguyên nhân là do dây thanh âm bắt đầu teo. Nhiều người cao tuổi không cảm thấy thoải mái khi đi ra ngoài, bởi vì họ không thể truyền đạt và tiếp nhận tốt thông tin; có nhiều trường hợp bị cô lập với gia đình và xã hội, khiến họ trở nên lãnh cảm với cuộc sống.

Trào ngược dạ dày – thực quản gây khàn tiếng, mất tiếng

Khàn tiếng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản lại bỏ qua triệu chứng khàn giọng. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư thanh quản hoặc một bệnh nghiêm trọng hơn do không được điều trị kịp thời.

>>Xem thêm: Tại sao cứ khàn tiếng là Bà nội bắt làm những điều này?

Phòng ngừa khàn tiếng – Bảo vệ giọng nói

Dưới đây là một số cách bảo vệ giọng nói đơn giản cần lưu ý như:

- Uống ít nhất 6 - 8 ly nước mỗi ngày.

- Hạn chế rượu và caffeine vì cả hai đều có thể khiến cổ họng bị khô, gây kích ứng.

- Nếu bạn sống ở vùng khí hậu khô thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm.

- Tránh xa các loại thuốc làm khô cổ họng như thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng.

- Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

- Không ăn các loại thực phẩm chua, cay, nóng vì nó có thể gây kích thích cổ họng, trào ngược dạ dày - thực quản.

- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn hoặc chất khác có thể gây kích ứng họng.

Ngoài ra, xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh khàn tiếng đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi tính an toàn và cho hiệu quả bền vững. Điển hình cho phương pháp này là cây rẻ quạt –  một “kháng sinh thực vật” tự nhiên, đặc hiệu cho nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên, trong đó có khàn tiếng, mất tiếng...

Để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, các nhà khoa học đã kết hợp cây rẻ quạt với một số thảo dược khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… tạo thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống Tiêu Khiết Thanh giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khàn tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong giọng nói mà không phải do viêm họng hay đau họng, hoặc nếu khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Đối với chị Vũ Thị Tuyết Băng (Tây Ninh), khàn tiếng dường như là một vấn đề kinh niên mỗi khi thời tiết thay đổi, làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc giảng dạy của chị. Vậy chị đã cải thiện bằng cách nào?

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng mất giọng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Khàn tiếng là biến chứng có thể gặp sau mổ tuyến giáp. Vậy khàn tiếng sau mổ tuyến giáp chữa như thế nào? Câu trả lời sẽ được chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn tư vấn cụ thể trong nội dung video dưới đây, chúng ta cùng theo dõi nhé:

Như vậy bạn đã biết triệu chứng khàn tiếng, mất giọng tố cáo bạn có thể đang gặp vấn đề gì về sức khỏe rồi phải không? Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917212364 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ