Giọng nói là một công cụ giao tiếp được sử dụng hằng ngày trong công việc, cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm tới giọng nói của mình, cho đến khi dây thanh quản gặp vấn đề gây mất tiếng, khản tiếng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách phòng ngừa thế nào?
Có nhiều nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng, nhưng điển hình là 4 nguyên nhân dưới đây:
1. Đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói quá nhiều
Những người làm công việc như ca sĩ, nhân viên kinh doanh, bán hàng, giáo viên, nhân viên tư vấn,… rất dễ và thường xuyên lạm dụng giọng nói của mình. Thậm chí khi đã có khản tiếng rồi, họ vẫn không thể kiêng khem và hạn chế nói được. Do vậy, các chuyên gia Tai Mũi Họng khuyến cáo: “Bạn hãy nghỉ ngơi ít nhất 10 phút nếu bạn đang sử dụng giọng liên tục trong 90 phút”.
Giáo viên là đối tượng thường xuyên bị khản tiếng
2. Stress kéo dài
Stress kéo dài, mệt mỏi có thể làm biến đổi hình dạng dây thanh quản, làm teo niêm mạc thanh quản và gây bất thường về giọng nói. Ngoài ra, căng thẳng rất dễ dẫn đến trạng thái la hét, tức giận và dẫn đến viêm, sưng dây thanh quản. Mặt khác, khi stress quá mức có thể gây kích thích gây trào ngược acid hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh nếu ai đã mắc bệnh, các aicd này làm phá hủy niêm mạc thực quản, thanh quản gây viêm thanh quản, khiến thanh quản bị sưng, phù nề dẫn đến khản tiếng, mất tiếng.
3. Mất nước
Nước là thành phần quan trọng trong việc chăm sóc giọng nói. Với những người hay phải nói nhiều khi thuyết trình, hát liên tục... thì giữa buổi luôn cần nhấp một chút nước. Mỗi khi chúng ta nói, hát, dây thanh quản rung động hàng trăm lần và nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy khi dây thanh rung động, từ đó bảo vệ dây thanh, hạn chế tác động có hại lên bộ phận này.
Do vậy, để hạn chế tình trạng mất nước và bảo vệ dây thanh quản, bạn nên uống 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ uống như cà phê, soda, bia, rượu và không hút thuốc.
4. Bệnh lý tiêu hóa - trào ngược dạ dày - thực quản
Các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản,... tác nhân gây kích ứng dây thanh và các tổn thương ở dây thanh quản.
Trào ngược dạ dày-thực quản (LPR) có thể gây tổn thương các mô thanh quản. Vì vậy, việc thay đổi lối sống bằng cách kiểm soát trọng lượng cơ thể, cân bằng chế độ ăn uống và không nên ăn trước khi đi ngủ là rất quan trọng để có một giọng nói trong sáng.
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng an toàn từ thiên nhiên
Khản tiếng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy, việc phòng ngừa, điều trị kịp thời và hạn chế tái phát là rất cần thiết. Hiện nay, xu hướng phòng ngừa và điều trị được nhiều người tin tưởng là sử dụng dòng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên an toàn và cho hiệu quả bền vững. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng tạo nên bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, làm trong sáng giọng nói.
Nếu bị khản tiếng kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây rẻ quạt mỗi ngày.
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tác dụng cũng như độ an toàn khi sử dụng lâu dài. Dưới đây là chia sẻ của GS.TS Trần Hữu Tuân về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh: