Khàn tiếng là một tình trạng rất thường gặp mà hầu hết ai cũng đã từng bị một lần. Nó có thể xuất phát từ việc nói quá to trong thời gian dài và biến mất trong một cách nhanh chóng nhưng trong một số trường hợp khàn tiếng có thể là dấu hiệu của một phổi hay cổ họng nào đó. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về những lý do dẫn đến khàn tiếng và cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Như thế nào là khàn tiếng?

Khàn tiếng là sự thay đổi về âm lượng và sự trong trẻo của giọng nói

Khàn tiếng là sự thay đổi về âm lượng và sự trong trẻo của giọng nói

Khàn tiếng là một sự thay đổi bất thường trong giọng nói, là một tình trạng phổ biến, hay gặp với các dấu hiệu như khô hoặc ngứa cổ họng. Khi đó, giọng nói không còn trong như bình thường và bạn phải rất khó khăn trong khi phát ra âm thanh.

Khàn tiếng có thể là do chất giọng của bạn bị khàn hoặc chất giọng yếu khi nói quá to, khi quá căng thẳng, hít phải không khí lạnh có thể khiến âm thanh tạo ra không mượt như bình thường. Tuy nhiên, khàn tiếng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm trong thanh quản làm sưng hoặc kích thích đến các sụn và cơ rung trong cổ họng gây ảnh hưởng đến giọng nói.

Các triệu chứng của khàn tiếng

Triệu chứng thường gặp nhất của khàn tiếng là giọng nói trầm, khàn, cổ họng bị khô ngứa. Ngoài ra, còn có rất nhiều triệu chứng khác có thể gặp khi bị khàn tiếng như:

  • Cảm thấy có chất nhầy hoặc đờm trong cổ họng
  • Liên tục cần phải làm sạch, làm thông cổ họng
  • Ho dai dẳng
  • Chảy nước mũi
  • Khó nuốt 
  • Cảm giác như có một cục u trong cổ họng

Các triệu chứng có thể tương ứng với một nguyên nhân khác nhau nên để đôi khi để chữa khỏi triệu chứng cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên khàn tiếng.

>>> XEM THÊM: Chủ quan với khàn tiếng kéo dài, cẩn thận ung thư thanh quản “hỏi thăm”

Nguyên nhân bạn bị khàn tiếng

Nguyên nhân khàn tiếng do bệnh phổ biến nhất là viêm thanh quản ngoài ra một số bệnh lý khác cũng có thể gặp như dây thần kinh hoặc u nang trong họng.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra khàn tiếng gồm hai tình trạng cấp tính và mạn tính, cụ thể như sau:

  • Viêm thanh quản cấp tính: Thường là do nhiễm trùng đường hô hấp trên ở vùng hầu họng trong bệnh cảm cúm, nhiễm phong hàn, hoặc có thể do việc lạm dụng giọng nói trong cá trường hợp la hét, nói to, hát to, nói liên tục không nghỉ ngơi. Bạn nên đi khám nếu tình trạng viêm, khàn kéo dài qua 3 tuần.
  • Viêm thanh quản mãn tính: Có thể do nghiện thuốc lá, lạm dụng bia rượu quá mức, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tiếp xúc với hóa chất hoặc bụi gây kích ứng thanh quản.

Các nốt sưng thanh quản, u nang và polyp

Cac-not-sung-va-u-nang-trong-thanh-quan-co-the-cam-nhan-duoc-khi-nuot

Các nốt sưng và u nang trong thanh quản có thể cảm nhận được khi nuốt

Các nốt sưng thanh quản, u nang và polyp là những khối u lành tính có thể xuất hiện dọc theo các nếp gấp của thanh quản gây cản trở việc phát ra âm thanh như bình thường.

  • Các nốt sưng thanh quản thường mọc thành từng cặp ở hai bên đối diện của dây thanh quản.
  • U nang thanh quản là một mô cứng phát triển bên trong dây thanh âm.
  • Polyp tương tự như nốt sưng thanh quản nhưng thường chỉ xuất hiện ở một bên của nếp gấp thanh quản.

Liệt dây thanh âm

Liệt dây thanh âm là khi một hoặc cả hai nếp gấp tại thanh quản không thể mở hoặc đóng được như bình thường, nguyên nhân có thể do chấn thương đầu, ngực, tổn thương cổ họng, khối u ở đáy hộp sọ, ung thư phổi hoặc ung thư tuyến giáp,...

Liên quan đến dây thần kinh

Một số tình trạng thần kinh như bệnh Parkinson, chứng khó thở do co thắt có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của não kiểm soát cổ họng và cơ thanh quản gây nên tình trạng khàn tiếng.

Trào ngược axit dạ dày

Đây là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày tăng cao, trào ngược lên cổ họng và gây kích ứng, một số trường hợp có thể làm hỏng thanh quản. Người bị trào ngược acid dạ dày thường nhận thấy giọng nói khàn hơn vào buổi sáng. Do đó cần đi khám và điều trị tình trạng này để chữa khỏi khàn tiếng hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Khản tiếng lâu ngày có thể do trào ngược dạ dày - thực quản!

Khàn tiếng có gây nguy hiểm gì không?

Khàn giọng là tình trạng rất phổ biến tuy nhiên một số nguyên nhân gây ra khàn tiếng có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề khi không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, ví dụ như loại ung thư phổi hay ung thư thanh quản. Do đó bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần hoặc có những triệu chứng sau đây:

  • Ho ra máu
  • Sờ thấy khối u phát triển ở cổ
  • Đau khi nói hoặc nuốt thức ăn
  • Cảm thấy khó thở
  • Mất giọng hoàn toàn trong vài ngày

Việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời rất quan trọng, do đó dù khàn tiếng dường như chỉ là tình trạng thường gặp nhưng đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường.

Các cách chữa khàn tiếng hiệu quả

Meo-dieu-tri-khan-tieng-bang-chanh-voi-mat-ong

Mẹo điều trị khàn tiếng bằng chanh với mật ong

Việc chữa trị khàn tiếng phụ thuộc vào mức độ khàn của giọng nói và nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng đó. Các phương pháp điều trị có thể áp dụng như trị liệu tại nhà, điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật khi cần thiết.

Điều trị theo nguyên nhân

Tùy theo nguyên nhân gây nên tình trạng khàn tiếng mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp bao gồm:

  • Sử dụng giọng nói quá nhiều: Giảm hoặc không sử dụng giọng nói trong một khoảng thời gian trong thời gian, ngậm mật ong với chanh để làm thông thuận cổ họng.
  • Cảm lạnh hoặc viêm xoang: Nếu là cảm lạnh thông thường có thể tự hết hoặc có thể dùng thuốc để điều trị cảm lạnh, viêm xoang.
  • Viêm thanh quản: Cần đi khám tại các cơ sở y tế, các thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid sẽ thường được kê đơn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các thuốc có thể điều trị cho tình trạng này có thể kể đến như thuốc trung hòa acid, thuốc kháng acid hay thuốc ức chế bơm proton.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh: Các lựa chọn điều trị cho phù hợp với từng bệnh và rối loạn thần kinh đã được chẩn đoán.
  • Các nốt sưng thanh quản, u nang và polyp: Các phương pháp điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống, trị liệu bằng giọng nói hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Liệt dây thanh: Dùng thủ thuật đơn giản để đẩy nếp gấp của thanh quản bị liệt về phía giữa hoặc có thể phải cần một cuộc phẫu thuật phức tạp hơn.
  • Ung thư thanh quản: Điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật.

Phòng ngừa khàn tiếng tại nhà

Uong-nuoc-la-mot-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-thong-thuan-giong-noi

Uống nước là một cách đơn giản mà hiệu quả để thông thuận giọng nói

Một số phương pháp có thể thực hiện ngay tại nhà để bảo vệ dây thanh quản và ngăn ngừa khàn tiếng mà bạn bạn có thể thực hiện như:

  • Ngừng hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc: Khói thuốc có thể gây kích ứng dây thanh quản và gây khô rát cho cổ họng.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làm loãng chất nhày trong họng và giữ ấm bảo vệ thanh quản hiệu quả.
  • Tránh các chất kích thích như caffein, đồ uống có cồn: Các loại rượu mạnh có thể gây bỏng rát cho cổ họng nếu uống nhanh và lâu dài. Ngoài ra các chất kích thích khiến bạn nhanh bị mất nước hơn.
  • Cố gắng chống lại cảm giác muốn hắng giọng: Vì hành động này có thể làm tăng tình trạng viêm dây thanh âm và tăng kích ứng phía trong của họng.

Cải thiện khàn tiếng, mất tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh

Tiêu Khiết Thanh là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe được các chuyên gia khẳng định về chất lượng và người dùng tin dùng trong điều trị khàn tiếng, mất tiếng, đặc biệt là những người “làm nghề nói nhiều” như ca sĩ, phát thanh viên, giáo viên hoặc người trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, chất độc hại. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ:

  • Sản phẩm với 100% thành phần từ nguồn gốc thảo dược có tác dụng nhanh, hiệu quả, ngăn tái phát trong các trường hợp khàn, mất tiếng mạn tính.
  • Thành phần chính là xạ can - một bài thuốc quý chữa bệnh tai mũi họng đã được sử dụng từ lâu lâu đời kết hợp với các thành phần thảo dược khác như bồ công anh, bán biên liên, sói rừng - có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ từ đó giúp tăng cường hiệu quả làm cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản, viêm họng,... đồng thời phục hồi các tổn thương dây thanh quản, ngăn ngừa khản tiếng, mất tiếng tái phát.
  • Sản phẩm đã có mặt 10 năm trên thị trường và được tin tưởng sử dụng bởi hơn 90% người dùng với giá cả hợp lý, viên nén dễ sử dụng, an toàn không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài và không gây tương tác với các thuốc khác khi cùng sử dụng.
  • Năm 2020, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được trao nhận giải thưởng cao quý “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” tại chương trình “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế - Nhãn hiệu độc quyền - Doanh nhân tiêu biểu thời hội nhập” và nằm trong Top “100 sản phẩm - dịch vụ được tin dùng 2020” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức.

Tieu-Khiet-Thanh-la-san-pham-ho-tro-giam-khan-tieng-mat-tieng-hieu-qua

Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm hỗ trợ giảm khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả

Bài viết đã cung cấp các kiến thức tổng quan về tình trạng khàn tiếng với các nguyên nhân, cách điều trị tương ứng và phòng ngừa khàn tiếng cụ thể. Mong rằng bài viết đã cung cấp các thông tin giúp ích cho tình trạng khàn tiếng của bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thêm hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ theo số 0917212364 để được giải đáp kịp thời.

Nguồn tham khảo 

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17105-hoarseness
  2. https://www.healthline.com/health/hoarseness
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice