Mất tiếng là tình trạng phổ biến,  có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng chủ yếu gặp ở các ngành nghề phải sử dụng tiếng nói, tiếng hát làm công cụ như: Giáo viên, ca sĩ, MC,... Hãy xem xét những nguyên nhân gây mất tiếng phổ biến hiện nay là gì và cách điều trị nào nên được áp dụng khi ai đó bị mất tiếng.

Mất tiếng là tình trạng gì?

Trong thanh quản, dây thanh âm là một bộ phận quan trọng để tạo ra âm thanh. Khi dây thanh quản đóng và mở và có luồng khí đi từ phổi lên sẽ tạo ra rung động ở dây thanh quản và hình thành nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng mở, biến đổi độ dày, sức căng theo từng âm tiết, tạo ra âm thanh với cường độ cao thấp khác nhau. 

Tuy nhiên nếu dây thanh rung động không đều, không khép kín hoặc bị sưng phù sẽ dẫn đến giọng nói bị biến đổi, âm lượng giảm, âm thanh khàn đục, âm vần không rõ, thậm chí nói không thành tiếng. Đây là hiện tượng khản tiếng, mất tiếng.

Nguyên nhân khiến bạn bị mất tiếng

Có nhiều nguyên nhân gây mất tiếng, khản giọng như:

Cảm lạnh, cảm cúm

Là nguyên nhân phổ biến gây khản tiếng, mất giọng. Khi bị cảm lạnh, vùng họng của bạn sẽ bị sưng đau tác động làm sưng dây thanh âm. 

Người bệnh bị mất tiếng do cảm cúm

Người bệnh bị mất tiếng do cảm cúm

Sử dụng giọng nói quá nhiều

Nói là một hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hô hấp với việc sử dụng một số nhóm cơ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chuyên gia cho rằng nói cũng là một “nghệ thuật”, nó cũng giống như chúng ta tập luyện thể thao. Việc sử dụng quá mức các cơ khi nói quá lớn, kéo dài có thể làm xuất hiện những rắc rối về âm thanh. 

Nếu hoạt động cơ cổ và cơ thanh quản quá mức, cùng với kỹ thuật thở kém trong suốt bài phát biểu sẽ khiến cổ họng mệt mỏi, hụt hơi, thanh âm không rõ ràng, mất tiếng. 

Các tình huống lạm dụng giọng nói kể đến như: 

  • Nói chuyện, phát biểu, thuyết trình trong môi trường ồn ào.
  • Nói to trước đám đông do không dùng mic phóng đại.
  • Thường xuyên sử dụng tai nghe. 
  • Dùng tông giọng quá cao hoặc quá thấp khi nói chuyện.  
  • Nói, hát, lá hét hoặc ho quá nhiều. 

Hút thuốc

Khói thuốc lá là tác nhân gây kích ứng dây thanh quản của bạn, lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề về giọng nói. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ rối loạn giọng nói cao hơn khoảng ba lần so với những người không bao giờ hút thuốc.

Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một khối u nhỏ, không phải ung thư được gọi là polyp trên dây thanh quản của bạn. Dẫn đến giọng nói của bạn trở nên trầm và khàn tiếng.

Người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ rối loạn giọng nói cao gấp 3 lần người bình thường

Người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ rối loạn giọng nói cao gấp 3 lần người bình thường

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp là nguyên nhân hàng đầu gây mất tiếng. Viêm thanh quản cấp dẫn đến sưng dây thanh quản. Điều này khiến chúng rung động khó khăn, dẫn đến mất giọng. Gắng sức sử dụng tiếng nói trong một đợt viêm thanh quản cấp có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng dây thanh quản có thể là kết quả.

Trong trường hợp bị viêm thanh quản mạn tính thì tình trạng khản tiếng, mất tiếng sẽ đeo bám bạn dai dẳng.

Trào ngược axit lên họng - thanh quản (LPRD)

Mất giọng, khó nuốt hoặc đau cổ họng là những triệu thường gặp khi acid trào ngược họng - thanh quản. Đặc biệt, LPRD có thể xảy ra mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khác, đôi khi chỉ giống như chứng ợ nóng ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Xuất huyết dây thanh

Mất giọng nói đột ngột sau khi la hét, cổ vũ, hát hò, cổ họng thì đau rát, bạn có thể đã gặp phải tình trạng xuất huyết dây thanh quản. Bệnh là tình trạng khi các mô mềm dây thanh âm và một hoặc nhiều mạch máu trên bề mặt dây chằng bị tổn thương, vỡ nứt. Đây là trường hợp khẩn cấp cần được điều trị tuyệt đối đến khi vấn đề xuất huyết được giải quyết. Nếu bạn bị xuất huyết dây thanh, hãy tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Xuất huyết dây thanh là tình trạng khẩn cấp, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất

Xuất huyết dây thanh là tình trạng khẩn cấp, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất

Bên cạnh các nguyên nhân trên, mất tiếng có thể xảy ra do các yếu tố sau:

  • Các bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,…)
  • Tê liệt dây thần kinh thanh quản (do chấn thương, khối u tuyến giáp hoặc nén phổi…).
  • Các polyp dây thanh.
  • Yếu tố tâm lý (stress, trầm cảm, sợ hãi).

Mất tiếng, khàn giọng nên làm gì?

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc giúp cải thiện giọng nói mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. 

Mẹo giúp bạn làm dịu dây thanh âm 

  • Nghỉ ngơi thật nhiều: Hạn chế sử dụng giọng nói khi bị mất tiếng, hãy để giọng nói nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. 
  • Không gian yên tĩnh: Trong môi trường ồn ào thường bạn sẽ phải nói to hơn, điều này không tốt cho dây thanh quản của bạn. 
  • Bổ sung đủ nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm và tránh làm cho dây thanh âm bị khô. Đồng thời bạn cũng nên tránh đồ uống làm mất nước và những đồ uống kích thích như rượu, bia, cafein, coca cola. 
  • Súc miệng nhiều lần trong ngày: Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc thêm một chút mật ong hay nước cốt chanh để súc miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày có thể giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc hầu họng. 
  • Sử dụng thuốc không kê đơn giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen có thể được sử dụng giúp giảm viêm, đau, khó chịu khi bị sưng dây thanh âm.

Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu dây thanh quản

Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu dây thanh quản

Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa mất tiếng, khản tiếng hiệu quả

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sản phẩm được bào chế từ thảo dược dựa trên những bài thuốc y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị tình trạng khản tiếng, mất tiếng và dự phòng ung thư thanh quản. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh được bào chế từ các thảo dược quý theo công nghệ dây chuyền hiện đại khép kín, tác dụng chuyên biệt cho viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản. Tiêu Khiết Thanh là sự kết hợp của các thành phần thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng.

Nghiên cứu khoa học về các thành phần thảo dược trong sản phẩm Tiêu Khiết Thanh tiêu biểu như: 

Rẻ quạt

Rẻ quạt là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng. Một nghiên cứu lâm chế phẩm từ thân rễ rẻ quạt trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ nhỏ và viêm họng ở người lớn, cho thấy có 76,4% bệnh nhi, 85% người bệnh viêm họng cấp tính, 63,8% người bệnh viêm họng mạn cho kết quả điều trị tốt. 

Bán biên liên 

Trong nghiên cứu “Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm trên invivo và intro” của Bán biên liên tại Trung Quốc đã cho kết quả, dịch chiết bán biên liên có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm qua ức chế enzym elastase và enzym oxy hóa. 

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm khàn tiếng, mất tiếng

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm khàn tiếng, mất tiếng

Bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng Năm 2010, nghiên cứu về bồ công anh cũng cho thấy rằng, rau bồ công anh có tác dụng ức chế đáng kể prostaglandins, oxit nitric giúp ngăn chặn viêm nhiễm. 

Sản phẩm có tác dụng chống viêm, giải độc, thanh nhiệt, giảm sưng trong các bệnh lý như viêm amidan, viêm thanh quản, hỗ trợ chữa mất tiếng, khản tiếng.

Đặc biệt hơn, để phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ, Tiêu Khiết Thanh đã cho ra đời dạng bào chế mới là cốm hòa tan. Cốm Tiêu Khiết Thanh còn bổ sung thêm 2 thảo dược là kinh giới và cỏ lào và thành phần vitamin D3, vitamin C, kẽm gluconate. Tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm kích ứng, giảm sưng viêm tại đường hô hấp trên và tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ.

Đặc biệt, sự tin tưởng về chất lượng của Tiêu Khiết Thanh còn được thể hiện qua những giải thưởng vinh dự kể đến như:

  • Top 100 - sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em. 
  • Thương hiệu gia đình tin dùng do Bộ lao động, thương binh và xã hội bình chọn.
  • Thương hiệu hàng đầu Việt nam năm 2019. 

Trên đây là các thông tin hữu ích và cách điều trị tại nhà cho người bị mất tiếng. Nếu còn điều gì thắc mắc, đứng chần chừ mà hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ ngay để nhận được giải đáp từ chuyên gia. 

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/how-to-get-your-voice-back#_noHeaderPrefixedContent 

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice  

https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2020/feb/5-reasons-for-losing-your-voice-and-tips-for-getting-it-back/ 

https://health.clevelandclinic.org/losing-your-voice-whats-going-on-in-your-body/