Khản tiếng, mất tiếng là tình trạng thường gặp ở những người có đặc thù nghề nghiệp phải nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, nhân viên bán hàng,... Vậy khản tiếng, mất tiếng có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống? Mời bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Khản tiếng, mất tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nào?

Khi dây thanh bị phù nề, xung huyết hoặc xơ hóa và nó không thể rung động để tạo âm thanh bình thường sẽ dẫn đến tình trạng khản tiếng, giọng nói bị thay đổi đặc biệt là ở những âm vực cao, thậm chí dẫn đến mất tiếng.

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng hiện tượng khản tiếng, mất tiếng kéo dài thường bắt nguồn từ hai cơ chế chính đó là do các tổn thương thực thể tại thanh quản và hệ thần kinh kiểm soát giọng nói có vấn đề. Cụ thể:

- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương, khiến dây thanh bị phù nề, từ đó gây khản tiếng, mất tiếng. Nếu viêm thanh quản cấp thì chỉ cần điều trị đúng nguyên nhân, bệnh sẽ khỏi nhanh. Nhưng khi bị viêm thanh quản mạn thì tình trạng khản tiếng, mất tiếng thường kéo dài và dễ tái phát.

- Hạt xơ dây thanh: Xuất hiện trên dây thanh sau một thời gian dây thanh hoạt động quá mức, nên thường gặp ở những người có đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều, la hét,... làm cho nắp thanh môn không được đóng kín. Hạt xơ dây thanh thường gây ra khản tiếng kéo dài, mất tiếng, đau rát họng, hụt hơi,....

Tình trạng này cũng khiến chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1972, ở Tổ 11 - Khu phố 1 - Thị Trấn Tân Khai - Hớn Quản - Bình Phước) - một giáo viên mầm non khổ sở suốt một thời gian dài. Hạt xơ dây thanh làm chị luôn gặp các triệu chứng khản tiếng, đau rát họng, ho, hụt hơi, có khi mất giọng hoàn toàn. Bệnh kéo dài khiến chị ăn không ngon, ngủ không yên, lòng nhiệt huyết với nghề cũng vơi đi phần nào.

- U nang dây thanh: Nang nước mọc ở dây thanh cũng làm cho dây thanh đóng không kín nên giọng nói bị khản, luôn có cảm giác vướng ở cổ họng.

- Polyp dây thanh: Tương tự như hạt xơ và u nang dây thanh, polyp cũng làm thay đổi cấu trúc dây thanh khiến thanh quản không khép kín nên gây khản tiếng, mất tiếng, thậm chí làm bệnh nhân khó thở khi phát triển to hơn.

Bên cạnh đó, khản tiếng, mất tiếng kéo dài còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh ung thư như: Ung thư thanh quản, vòm họng, tuyến giáp,...

>>> XEM THÊM: 4 nguyên nhân gây khản tiếng và cách phòng ngừa

Khản tiếng, mất tiếng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

Khi bị khản tiếng, mất tiếng, bạn có thể gặp phải hàng loạt các hệ lụy từ sức khỏe đến cuộc sống. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể từ tình trạng này:

- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Cảm giác khó chịu, luôn thấy như có vật lạ tồn tại trong cổ họng làm người bệnh chỉ muốn khạc nhổ, ho. Điều này không chỉ khiến viêm nhiễm trở nên nặng hơn, làm bệnh nhân thường xuyên ngáy lúc ngủ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày.

- Gây hôi miệng: Dịch tiết ra từ ổ viêm nhiễm sẽ làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, do hạn chế giao tiếp nên tuyến nước bọt hoạt động kém, không thể tiêu diệt vi khuẩn nên chúng sinh sôi, nảy nở nhanh và gây hôi miệng. Điều này càng khiến người mắc tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng nhiều đến công việc.

- Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp: Khản tiếng, sưng viêm làm cho người bệnh luôn cảm thấy vùng họng khó chịu, nói nhiều là thấy ngứa, đau. Tình trạng này cũng dẫn đến việc gặp khó khăn trong nói chuyện hay nuốt nước bọt, người bệnh luôn thấy khô họng phải uống nước, ăn cũng không ngon miệng. Thậm chí, nói nhiều một chút là cảm thấy mệt và hay bị hụt hơi nên ngại trò chuyện, giao tiếp.

Khản tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếpKhản tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếp

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của khản tiếng, mất tiếng kéo dài, bạn có thể xem thêm chia sẻ của chị Huệ mà chúng ta đã nói ở phần trên. Chị cho biết: “Là giáo viên mầm non mà lại bị khản tiếng, mất tiếng kéo dài khiến tôi mất hết tự tin khi trò chuyện hoặc hát cho các em ở trường, hay lúc giáo dục con cái, giao tiếp với đồng nghiệp và gặp gỡ các bậc phụ huynh. Đôi lúc tôi còn bị hụt hơi, khó thở nên cũng không dám nói chuyện nhiều, nhất là sau khi nói một lúc thì các triệu chứng càng nặng hơn. Muốn diễn tả điều gì hoặc chuyện trò vui vẻ cùng người khác đối với tôi cũng khó khăn. Tôi thường không thể nói chuyện một cách tự nhiên, nhiều khi nói phải ngắt quãng, thậm chí nói mà người khác không nghe được. Ròng rã hơn nửa năm, lại đọc nhiều về các bệnh ung thư nên tôi càng hoang mang, lo sợ hay là mình đã mắc ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.”

Mời bạn theo dõi thêm chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh phân tích: "Khản tiếng, mất tiếng nếu không được điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng gì?" Trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Nguy cơ mắc khản tiếng, mất tiếng  - Coi chừng bệnh nghề nghiệp

Khản tiếng, mất tiếng điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khản tiếng mà mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Chẳng hạn như, nếu khản tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên thì có thể điều trị bằng một số thuốc giúp giảm viêm, chống phù nề, long đờm,...; Trong trường hợp có các tổn thương lành tính như: Hạt xơ, u nang, polyp dây thanh,... có thể điều trị nội khoa hoặc làm phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản để cắt bỏ tổn thương; Nếu không may gặp những tổn thương ác tính như: Ung thư thanh quản, ung thư hạ họng, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi,... thì cần tiến hành kiểm tra sâu thêm để đánh giá tình trạng và tìm ra các phương pháp điều trị kịp thời và sớm nhất, bao gồm phẫu thuật, hoá trị, xạ trị,...

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để giúp giọng nói sớm được cải thiện:

- Trước hết, khi bị khản tiếng, bạn nên hạn chế sử dụng giọng nói mà hãy nghỉ ngơi, giữ ấm, uống đủ nước (1.5 - 2 lít mỗi ngày).

- Khi ho, có nhiều đờm cần đằng hắng nhẹ, hạn chế khạc nhổ mạnh làm tăng sự phù nề của thanh quản.

- Súc miệng nước muối hàng ngày; giữ ấm vùng cổ; hạn chế rượu bia và hút thuốc để không viêm nhiễm vùng hầu họng - thanh quản.

Súc miệng bằng nước muối để cải thiện tình trạng khản tiếngSúc miệng bằng nước muối để cải thiện tình trạng khản tiếng

- Bạn nên sử dụng các món mát, mềm. Tuyệt đối không ăn thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều vì càng khiến tình trạng khản tiếng nặng nề hơn do niêm mạc thanh quản bị kích ứng.

>>> XEM THÊM: Nói nhiều bị khản tiếng phải nghỉ dạy, người làm nghề giáo phải làm sao?

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả

Khản tiếng, mất tiếng có thể tác động không nhỏ tới sức khoẻ và cuộc sống, nhất là những người có đặc thù công việc sử dụng giọng nói thường xuyên. Chính vì vậy, cần sớm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Thế nhưng, hiện nay, đa số các thuốc điều trị theo tây y đều chỉ đáp ứng được mục tiêu điều trị trước mắt, khiến khản tiếng chỉ thuyên giảm rồi lại tái phát. Hơn thế, dùng thuốc tây lâu ngày còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn, khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim mạch.

Do đó, một giải pháp an toàn và hiệu quả hơn được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh. Được bào chế với thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với các loại thảo dược khác như: Bán biên liên, bồ công anh và sói rừng, Tiêu Khiết Thanh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như: Hạt xơ dây thanh, khản tiếng, mất tiếng. Sản phẩm còn giúp tiêu viêm, giảm sưng, làm trong sáng giọng nói, giúp phòng bệnh cho người thường xuyên phải nói nhiều, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư họng, thanh quản,...

 Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quảTiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quả

Với thành phần từ thảo dược, Tiêu Khiết Thanh tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ cũng như không tương tác với các thuốc điều trị khác.

Tiêu Khiết Thanh cũng là sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng hạt xơ dây thanh cho chị Huệ rất hiệu quả. Chị kể: “Lo lắng bệnh tật khiến tôi mệt mỏi, đêm nào cũng trằn trọc khó ngủ. Rồi trong một lần lên mạng tìm hiểu về phương pháp chữa hạt xơ dây thanh, khản tiếng, mất tiếng thì tôi biết tới sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Thấy sản phẩm phù hợp với mình, lại có nhiều người đã sử dụng và đều có kết quả rất tích cực nên tôi liền mua về dùng. Tôi dùng mấy hộp là thấy đỡ nên tin tưởng đặt hẳn 10 hộp một lúc trên website và được gửi sản phẩm về tận nhà, tiện lợi thật sự. Uống hết 10 hộp này là chứng khản tiếng, mất tiếng của tôi hết hẳn, cả nửa năm nay không có dấu hiệu tái phát. Thậm chí, tình trạng đau đầu do viêm xoang mạn tính hơn 20 năm của tôi cũng được cải thiện luôn. Nhất là khi dùng Tiêu Khiết Thanh ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên mà tôi không gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Hết khản tiếng, mất tiếng, tôi cũng tự tin khi làm việc, hát nói cả ngày cũng không thấy hụt hơi hoặc mệt mỏi. Tôi đã hoàn toàn trở lại cuộc sống như trước đây nhờ Tiêu Khiết Thanh.”

Đặc biệt, cốm Tiêu Khiết Thanh là một dạng bào chế mới, tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm của dạng viên nén, đồng thời bổ sung thêm các thảo dược như cao kinh giới, cao cỏ lào, cùng vitamin C, D3 và kẽm gluconate; Để tạo ra một công thức toàn diện, phù hợp với đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em, hoặc những trường hợp gặp khó khăn về khả năng nuốt như người cao tuổi, bệnh nhân mới phẫu thuật,... Sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng từ bên trong, từ đó cải thiện triệu chứng khản tiếng, và dự phòng tái phát một cách hiệu quả, bền vững.

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Tiêu Khiết Thanh đã giúp rất nhiều người cải thiện tình trạng khản tiếng, ho,... hiệu quả.

Như trường hợp của chị Đặng Thương (ở Bình Dương). Chị chia sẻ: “Mẹ nào có con nhỏ rồi chắc hẳn cũng chẳng còn xa lạ gì với cảnh đêm hôm vẫn phải "lục đục" dậy pha thuốc hạ sốt, hoặc ngồi thức chờ con hạ sốt mới dám đi ngủ, thậm chí chưa kịp chợp mắt thì lại giật mình tỉnh giấc vì tiếng ho "rũ rượi" của con. Nhìn con ho mà mẹ đau "thắt ruột gan". "Đến hẹn lại lên" cứ vào những thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, lúc nắng lúc mưa thì y rằng 2 đứa lại "thi nhau" sốt, viêm họng, sổ mũi, ho, biếng ăn,... khiến mẹ cháu luôn trong tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, người lâng lâng như trên mây vì thiếu ngủ, làm việc cũng nhầm lẫn,... Hỏi ra mới biết 10 trẻ thì có đến 9 bé mắc viêm đường hô hấp trên vào thời gian này. Và tất nhiên, con nhà mình cũng không phải ngoại lệ.

Thế nhưng, đó là trước đây, còn giờ dù thời tiết có "ẩm ương" thế nào mình cũng không sợ bởi đã có biện pháp bảo vệ con rồi. Và trộm vía cả tháng nay, con mình cũng chưa bị viêm họng, sổ mũi gì cả. Tất cả là nhờ vào cốm Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm ho, tiêu đờm, giảm sưng đau họng do viêm đường hô hấp trên (viêm thanh quản, amidan, viêm họng) và đặc biệt là hoàn toàn từ thảo dược nên mình rất an tâm dùng lâu dài cho con. May quá cơ!”

Hay tình trạng khản tiếng lâu ngày đã khiến cho bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, Phường Hạ Long, thành phố Nam Định) phải từ bỏ công việc giảng dạy mà bác rất yêu thích. Hãy lắng nghe chia sẻ về cách cải thiện bệnh của bác qua video dưới đây:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện khản tiếng, đau họng của bà Vũ Thị Huệ

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh 

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được chuyên gia Trần Hữu Tuân đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng và các vấn đề hô hấp:

>>> XEM THÊM: Tại sao nói nhiều lại gây rát họng, khản tiếng?

Khản tiếng, mất tiếng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và chất lượng của người mắc. Chính vì vậy, để sớm loại bỏ những tác động tiêu cực này, lấy lại được giọng nói trong sáng, hãy tin dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh bạn nhé!

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về khản tiếng, mất tiếng xin vui lòng liên hệ tới số 0917.212.364  hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguyễn Duyên

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.