Amidan được coi là “cửa ngõ” của đường hô hấp, nơi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh nên rất dễ bị viêm. Nhiều người thắc mắc liệu triệu chứng của viêm amidan là như nào, có cách nào để điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát không?
Triệu chứng của viêm amidan
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên toàn cầu lên tới 73,7%, trong đó có tới 30,6% người bị viêm amidan.
Do amidan là tổ chức lympho phía sau cổ họng, cấu tạo có nhiều khe, hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của nhiều tác nhân gây bệnh. Viêm amidan được chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính, do đó cũng có những triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng của viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là tổn thương viêm, xung huyết hoặc viêm có mủ của tuyến amidan khẩu cái. Nguyên nhân thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu bệnh do virus thì biểu hiện nhẹ hơn, trái lại, viêm amidan do vi khuẩn thì các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn. .
Viêm amidan cấp tính thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5 - 15 tuổi. Triệu chứng bao gồm:
- Bệnh khởi phát đột ngột, có cảm giác rét và sốt tới 38 - 39 độ C.
- Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, nước tiểu có màu đỏ.
- Người bệnh cảm giác nuốt vướng, nuốt đau, môi khô, lưỡi trắng.
- Vùng họng, ở vị trí amidan sẽ thấy khô rát và nóng.
- Biểu hiện kèm theo là đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt và ho.
- Trường hợp nặng hơn, người bệnh còn cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Khi ổ viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản sẽ gây ho từng cơn, kèm theo đờm nhầy và đau tức ngực.
Người bệnh cảm giác nuốt vướng, nuốt đau khi bị viêm amidan
Xem thêm: Viêm amidan gây đau đớn, khó nuốt và 6 điều bạn phải biết
Triệu chứng của viêm amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần, bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng của viêm amidan mạn tính thường nghèo nàn, không rõ rệt như cấp tính:
- Người bệnh thường hay sốt vặt.
- Cảm giác ngứa vướng và rát họng thường xuyên, thỉnh thoảng khạc nhổ do xuất tiết.
- Hay ho khan từng cơn, nhất là buổi sáng khi ngủ dậy.
- Hơi thở có mùi hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan gây nên.
- Giọng nói thường hay bị khàn nhẹ.
- Nếu viêm amidan mạn tính quá phát, sẽ làm người bệnh khó thở, khò khè, đêm ngáy to.
Viêm amidan mạn tính có thể làm trẻ khó ngủ, thở khò khè khi ngủ
Cách điều trị viêm amidan cấp và mạn tính
Viêm amidan không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người bệnh. Không chỉ thế, về lâu dài, viêm amidan rất dễ dẫn đến quát phát, tiềm ẩn nhiều biến chứng.
Hiện nay, việc điều trị viêm amidan đã thay đổi nhiều hơn so với trước, mục tiêu chính là hạn chế phẫu thuật cắt amidan. Một số nhóm thuốc điều trị viêm amidan thường dùng như:
- Kháng sinh: Thường là nhóm beta - lactam, nhóm macrolid, penicillin,... Thuốc được sử dụng trong khoảng 10 - 14 ngày.
- Thuốc giảm đau: Một số thuốc hay được chỉ định như paracetamol, aspirin, ibuprofen khi người bệnh viêm thường xuyên, có biểu hiện đau rát. Đối với phụ nữ có thai và trẻ em thường không được sử dụng aspirin để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc giảm phù nề, xung huyết: amitase, men chống viêm alpha choay,...
- Thuốc dùng tại chỗ: Các thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như lysopaine, oropivalone, betadine, hoặc dung dịch súc họng, nước muối sinh lý.
Các thuốc điều trị viêm amidan này thường được sử dụng ở mức cấp tính và mạn tính, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, đau dạ dày,... Do đó, cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
Bên cạnh đó, khi amidan bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần (khoảng 5 - 7 lần/năm), đồng thời gây biến chứng nghiêm trọng, sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định cắt amidan. Nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như chảy máu trong và sau phẫu thuật, nhiễm trùng sau khi tiến hành thủ thuật, và ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh cần cân nhắc kỹ cùng các bác sĩ để biết có nên cắt amidan hay không.
Chỉ thực hiện cắt amidan khi viêm amidan tái nhiễm nhiều lần và có chỉ định của bác sĩ
Xem thêm: Viêm amidan bao lâu thì khỏi? Biến chứng của bệnh là gì?
Xu hướng điều trị viêm amidan được nhiều người sử dụng
Hiện nay, xu hướng điều trị viêm amidan bằng thảo dược là giải pháp được nhiều người quan tâm bởi lành tính và thân thiện với cơ thể. Amidan là một tổ chức của hệ miễn dịch, nằm ở cửa ngõ hầu họng, nên hướng điều trị viêm amidan từ gốc là nâng cao miễn dịch.
Qua rất nhiều nghiên cứu, chứng minh tác dụng, các nhà khoa học đã phát hiện ra các thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng rất tốt với các bệnh về đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm amidan.
Trong đó, nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy thân và rễ rẻ quạt chứa các nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid, tác dụng tương đương với kháng sinh thực vật, giúp kháng khuẩn chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Các thảo dược trên đã được áp dụng và bào chế thành công viên uống thảo dược Tiêu Khiết Thanh. Hiệu quả của Tiêu Khiết Thanh đã được kiểm chứng qua hàng nghìn người sử dụng, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam có tới 90,8% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm.
Sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh đã nhận được đánh giá cao của các chuyên gia hàng đầu ngành Tai mũi họng. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết:
“Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ cơ thể, tăng sức đề kháng cơ thể, giúp niêm mạc họng được khỏe hơn, giúp cơ thể sản sinh nhiều kháng thể, từ đó phòng và hỗ trợ cải thiện bệnh về viêm đường hô hấp như: Viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả”.
Tiêu Khiết Thanh được các chuyên gia hàng đầu đánh giá cao
Xem thêm: Tiêu Khiết Thanh giá bao nhiêu? Cách sử dụng như thế nào?
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về triệu chứng của viêm amidan và cách điều trị. Để được tư vấn chi tiết thêm, vui lòng đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận hoặc liên hệ hotline 0917212364 để được giải đáp nhanh nhất.