Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng của viêm amidan thường đau đớn và gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế, bạn cần nắm rõ những thông tin về viêm amidan để điều trị nhanh khỏi, tránh tình trạng bệnh diễn tiến ngày càng nặng hơn.

Viêm amidan là bệnh gì? Các dạng thường gặp

Viêm amidan là tình trạng khối amidan bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Thực chất, amidan là những tế bào lympho hoạt động như hàng rào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố ngoại lai

Khi bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, amidan bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại sự tấn công ấy nhằm giúp cơ thể không bị nhiễm trùng. Nhưng đôi lúc, sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lấn át các kháng thể khiến cho amidan bị sưng tấy, viêm nhiễm.

Viêm amidan là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Amidan có thể bị viêm một lần hoặc tái phát nhiều lần.

Có 3 dạng viêm amidan thường gặp:

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan bị viêm trong giai đoạn cấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 5 - 15 tuổi, các triệu chứng diễn ra trong 3 - 4 ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là tình trạng amidan bị nhiễm trùng lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan có thể phát triển to lên (viêm quá phát) hoặc nhỏ lại (viêm xơ teo).

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát không chỉ khiến amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần mà còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là viêm amidan hốc mủ. Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh thường thấy hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm. Amidan sưng đỏ, phình to và có nhiều dịch trắng trên bề mặt gây vướng khi nuốt, đau rát cổ họng,... nhất là khi ăn uống. Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ còn gây ho khan, miệng khô, hơi thở có mùi hôi do mủ tích tụ lâu ngày.

viem-amidan-la-benh-ly-thuong-gap-o-tre-em.webp

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm amidan phổ biến

Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do virus (cúm, sởi, ho gà,...). Tuy nhiên, nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể gây viêm amidan.

Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ sau đây cũng khiến bạn dễ mắc viêm amidan hơn:

  • Do nhiễm các loại virus: Virus cúm, Adenoviruses, Enteroviruses, Virus Parainfluenza,...
  • Có sẵn các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: Ví dụ như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang,...
  • Người đã hoặc đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà.
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải.
  • Vệ sinh khoang miệng kém, tạo điều kiện cho các ổ vi khuẩn tích tụ.
  • Người có sức đề kháng kém và cơ địa dị ứng cũng là đối tượng dễ bị viêm amidan.

Triệu chứng của viêm amidan

Amidan đỏ và sưng tấy là triệu chứng thường gặp khi cơ quan này bị viêm. Nếu nghiêm trọng, viêm amidan có thể khiến cho bạn khó thở. Bên cạnh đó, viêm amidan còn đi kèm các triệu chứng khác như:

  • Đau rát họng và khiến giọng nói thay đổi do ho nhiều.
  • Ho khan từng cơn hoặc ho kéo dài sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Hơi thở có mùi hôi dù răng miệng đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Sốt và ớn lạnh đối với người có thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém.
  • Xuất hiện vết phồng rộp hoặc lở loét trên cổ họng,...

Đối với trẻ nhỏ, viêm amidan có thể gây ra một số triệu chứng như chảy nước dãi, chán ăn, quấy khóc, thở khò khè, đau bụng và nôn mửa.

hoi-mieng-la-trieu-chung-diem-hinh-cua-viem-amidan.webp

Hôi miệng là triệu chứng điểm hình của viêm amidan

Viêm amidan có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm amidan không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng, nếu không điều trị sớm, viêm amidan có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm amidan cấp tính, gây viêm tấy hoặc áp-xe amidan. Nặng hơn, có thể khiến viêm amidan tái phát nhiều lần và gây viêm nhiễm vùng khác.
  • Biến chứng kế cận: Biến chứng này có thể kéo theo viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tấy hoặc áp-xe thành bên họng,...
  • Biến chứng toàn thân: Bệnh viêm amidan gây ra biến chứng viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết,... Ở trẻ nhỏ, có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ do amidan sưng tấy quá lớn gây khó thở hoặc khó phát âm.

Các bệnh tai mũi họng do virus hoặc vi khuẩn gây ra thường dễ lây lan. Tuy nhiên, với viêm amidan thì không xảy ra hiện tượng này, đặc biệt là không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: 3 cách đẩy lùi viêm amidan mạn tính hiệu quả thường dùng

Các cách điều trị viêm amidan hiện nay

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng viêm amidan, có thể áp dụng mẹo dân giản để giảm sưng amidan, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thảo dược cải thiện viêm amidan và phẫu thuật cắt amidan nếu đó là viêm amidan mạn tính.

Dùng mẹo dân gian giảm sưng amidan

Để giảm sưng tấy amidan ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một trong những mẹo dân gian sau:

  • Lá húng chanh chưng đường phèn: Trong lá húng chanh có chứa một số hoạt chất kháng sinh mạnh như eugenol, salicylat, colein,... Khi đi vào vòm họng, các hoạt chất này sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và loại bỏ chúng dần dần.
  • Ăn hành tây: Hành tây chứa lượng lớn chất khoáng, vitamin và chất chống oxy hóa. Chính vì thế, dân gian thường sử dụng hành tây để chữa những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, trong đó có viêm amidan.
  • Mật ong: Hoạt chất chống oxy hóa (polyphenol) trong mật ong có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, củng cố tế bào amidan, hạn chế tổn thương do viêm nhiễm.
  • Lá hẹ: Trong lá hẹ có chứa các hoạt chất như allicin, odorin, sulfit,... giúp kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn, virus gây viêm amidan rất tốt.

mat-ong-hanh-tay-la-he-hung-chanh-nguyen-lieu-thien-nhien-dan-gian-hay-dung-de-chua-viem-amidan.webp

Mật ong, hành tây, lá hẹ, húng chanh - Nguyên liệu thiên nhiên dân gian hay dùng để chữa viêm amidan

Điều trị viêm amidan bằng thuốc

Ba nhóm thuốc phổ biến nhất thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm amidan chính là thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và thuốc hạ sốt. Tùy theo cấp độ viêm amidan và các triệu chứng kèm theo mà bác sĩ sẽ kê riêng lẻ một hoặc kết hợp nhiều nhóm trong một đơn thuốc.

Đối với nhóm thuốc kháng sinh, beta lactam và macrolid là hai loại thuốc được kê đơn nhiều nhất để tiêu diệt tác nhân gây viêm amidan. Ở nhóm thuốc kháng viêm, chống xung huyết và phù nề, chymotrypsin thường xuyên có mặt trong đơn thuốc điều trị viêm nhiễm amidan. Và cuối cùng, đối với nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt thì bác sĩ thường kê paracetamol.

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan phổ biến dành cho những trường hợp nặng. Lúc này, amidan không còn là tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch mà đã trở thành ổ viêm, gây hại cho cơ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan cho các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mạn tính từ 5 - 6 lần trong năm, gây biến chứng như sưng tấy, áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn huyết,...
  • Viêm amidan quá phát gây khó thở khi ngủ, cảm giác như miệng ngậm một vật gì đó gây khó nuốt, khó nói.

Khi phẫu thuật cắt amidan, bác sĩ chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt bằng Laser, Coblator, dao siêu âm,...

hinh-anh-minh-hoa-phau-thuat-cat-amidan-bi-viem.webp

Hình ảnh minh họa phẫu thuật cắt amidan bị viêm

Sử dụng thảo dược cải thiện viêm amidan

Ngoài những cách nêu trên, bạn có thể sử dụng bốn loại thảo dược (rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng và bồ công anh) để giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm  amidan.

Một vài nghiên cứu đã chứng minh công dụng và hiệu quả mà các thảo dược đem lại trong điều trị viêm amidan, đặc biệt là rẻ quạt. Thân và rễ rẻ quạt có chứa các hoạt chất như glucozit iridin, irisfloretin, glucozit belamcandin,... giúp giảm đau, chống viêm tấy, làm mềm và ẩm các tế bào amidan bị viêm. Từ đó, dần dần cải thiện triệu chứng đau rát họng, ho khan, khàn tiếng,...

Bên cạnh đó, sử dụng bán biên liên, sói rừng, bồ công anh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho lớp niêm mạc họng và amidan. Nhờ thành phần giàu methanol, oxit nitri, prostaglandins, chất chống oxy hóa,... các loại thảo dược này sẽ ức chế vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, khiến chúng suy yếu và dần dần loại bỏ mầm bệnh.

Nhận thấy được lợi ích của bốn loại thảo dược, các nhà khoa học đã cho ra đời viên uống Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính từ rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng và bồ công anh. Các thành phần này hoạt động tương tự kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn có hại và giữ lại vi khuẩn có lợi cho hệ hô hấp.

Ngoài ra, thành phần của Tiêu Khiết Thanh hoàn toàn lành tính, thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu nên có thể cải thiện viêm amidan một cách ổn định, không tái phát.

 

cac-thao-duoc-chinh-trong-vien-uong-ho-tro-giam-sung-amidan.webp

Các thảo dược chính trong viên uống hỗ trợ giảm sưng amidan

dat-mua.jpg

Rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sử dụng Tiêu Khiết Thanh để giảm đau họng, cải thiện viêm amidan. Điển hình là trường hợp của chị Đỗ Thị Thư qua video dưới đây:

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90.8% người bệnh hài lòng về công dụng hỗ trợ giảm viêm amidan của sản phẩm.

Biện pháp phòng tránh viêm amidan hiệu quả

Viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn và virus gây nên. Do đó, cách phòng tránh hiệu quả nhất là vệ sinh cá nhân thật tốt để tiêu diệt vi khuẩn, virus. Những việc bạn cần làm là:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh dùng chung các dụng cụ cá nhân với người khác như ly uống nước, bàn chải, khăn mặt...
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và nên rửa tay thật sạch ngay sau đó.

Viêm amidan là bệnh thường gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong trường hợp bị viêm amidan, hãy áp dụng các cách điều trị như trên, nhất là sử dụng thảo dược để loại bỏ viêm amidan bền vững. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý này, hãy để lại comment bên dưới bài viết để chúng tôi có thể giải đáp giúp bạn.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/oral-health/tonsillitis-symptoms-causes-and-treatments

https://www.nhs.uk/conditions/tonsillitis/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/symptoms-causes/syc-20378479