Đối với viêm amidan mạn tính, triệu chứng của bệnh không quá khác so với giai đoạn cấp nhưng các triệu chứng như đau họng, khó nuốt dai dẳng và khó điều trị dứt điểm hơn. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa viêm amidan mạn tính. Mời bạn tìm hiểu nhé!

Viêm amidan mạn tính là bệnh gì?

Viêm amidan mạn tính hiểu đơn giản là tình trạng viêm amidan cấp tính tái phát thường xuyên, từ 5 - 7 lần mỗi năm. Viêm amidan mạn tính được chia thành ba thể chính, gồm:

  • Viêm amidan mạn tính thể quá phát: Bệnh gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em. Lúc này, hai amidan sưng to, khiến thành họng bị hẹp lại, đôi khi che khuất cả hầu họng. 
  • Viêm amidan mạn tính thể xơ teo: Khác với thể quá phát, dạng viêm amidan này lại gặp nhiều ở người lớn tuổi. Khi viêm nhiễm tái phát thường xuyên, amidan sẽ bị xơ hóa và teo nhỏ lại. 
  • Viêm amidan hốc mủ: Bề mặt amidan tồn tại nhiều hốc nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trú ngụ gây viêm. Lúc này, trên bề mặt amidan sẽ hình thành các cục hạch trắng, có mùi hôi.

Viem-amidan-man-tinh-la-he-luy-cua-tinh-trang-viem-amidan-cap-tinh-tai-phat-thuong-xuyen

Viêm amidan mạn tính là hệ lụy của tình trạng viêm amidan cấp tính tái phát thường xuyên

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mạn tính

Thực tế, triệu chứng viêm amidan mạn tính khá giống với viêm ở dạng cấp nhưng mức độ ảnh hưởng lại nặng nề và khó chịu hơn. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan mạn tính:

  • Cảm giác hơi ngứa ngáy, rát và vướng víu ở cổ họng.
  • Nuốt cảm thấy nghẹn, đôi khi phải khạc nhổ ra ngoài.
  • Hơi thở có mùi hôi do các hốc amidan chứa nhiều vi khuẩn.
  • Giọng nói bị khàn, không còn trong trẻo như trước.
  • Thở khò khè, ngủ ngáy.

Mặc dù triệu chứng viêm amidan mạn tính nhẹ và không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên nếu để lâu không chữa, bệnh sẽ gây nguy hại tới sức khỏe. Dưới đây là các biến chứng phổ biến của bệnh viêm amidan mạn tính:

  • Biến chứng tại chỗ: Người bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, gây sưng tấy họng, amidan, dẫn đến các biểu hiện đau họng, khó nuốt,...
  • Biến chứng lân cận: Viêm amidan kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp các bệnh tai mũi họng khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản,...
  • Biến chứng toàn thân: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết,... là những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan mạn tính.

Dau-hong-rat-hong-la-trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-amidan-man-tinh

Đau họng, rát họng là triệu chứng thường gặp của viêm amidan mạn tính

>>> XEM THÊM: 3 cách đẩy lùi viêm amidan mạn tính hiệu quả thường dùng hiện nay

Nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính thường gặp

Viêm amidan mạn tính là hệ lụy của bệnh viêm amidan cấp tính tái phát hoặc không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh còn gây ra bởi các nguyên nhân điển hình như sau:

  • Vệ sinh răng miệng không thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công ồ ạt vào amidan, gây viêm nhiễm.
  • Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,... làm tăng nguy cơ bị viêm amidan mạn tính.
  • Cấu tạo nhiều hốc ngăn của amidan tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, virus trú ngụ, gây bệnh.
  • Lạm dụng thuốc tây: Mặc dù thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi thuốc tây gây hậu quả khó lường như nhờn thuốc, kháng thuốc, đẩy nhanh bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất cũng là nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính thường gặp.

Lam-dung-thuoc-tay-la-nguyen-nhan-gay-viem-amidan-man-tinh-pho-bien

Lạm dụng thuốc tây là nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính phổ biến

Cách điều trị bệnh viêm amidan mạn tính hiệu quả

Như đã phân tích, viêm amidan không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều cách điều trị viêm amidan mạn tính như dùng thuốc tây, phẫu thuật, sản phẩm thảo dược,... Dưới đây là thông tin chi tiết về từng biện pháp mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc tây giúp giảm triệu chứng viêm amidan

Thống kê cho biết, hầu hết các trường hợp viêm amidan mạn tính xảy ra do virus, nguyên nhân vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 15 - 30% trường hợp. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm amidan là:

  • Các thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin,... giúp xoa dịu cơn đau gây ra bởi viêm amidan mạn tính.
  • Viên ngậm họng có chứa chất gây tê để làm dịu cổ họng, giảm sưng, viêm họng.
  • Thuốc xịt họng như Benzydamine, Benzocain,...

Khi sử dụng thuốc tây điều trị viêm amidan mạn tính, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Việc uống sai liều lượng hoặc lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tổn thương gan thận,...

Ibuprofen-giup-giam-dau-ha-sot-do-benh-viem-amidan-man-tinh

Ibuprofen giúp giảm đau, hạ sốt do bệnh viêm amidan mạn tính

Can thiệp phẫu thuật ngoại khoa

Thủ thuật cắt bỏ amidan được áp dụng khi bệnh nhân viêm amidan tái phát thường xuyên, khiến người bệnh khó thở do amidan sưng to quá mức hoặc gặp vấn đề trong việc nhai nuốt thức ăn. Một số phương pháp cắt amidan phổ biến gồm:

  • Sử dụng tia laser: Bác sĩ sử dụng bước sóng tia laser để loại bỏ amidan bị viêm. Phương pháp này không gây đau, thời gian thực hiện nhanh chóng và tương đối an toàn.
  • Phương pháp Sluder: Sluder thường được chỉ định để cắt amidan cho trẻ em.
  • Cắt amidan bằng Coblator: Đây là phương pháp cắt amidan bằng sóng điện từ tần số cao. Cách làm này khá an toàn, không gây đau hay tổn thương mô xung quanh.

Phau-thuat-cat-bo-amidan-la-phuong-phap-hieu-qua-va-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung-hien-nay

Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp hiệu quả và được nhiều người áp dụng hiện nay

>>> XEM THÊM: Cắt amidan ở đâu tốt nhất Hà Nội - Hãy đến những địa chỉ sau!

Cải thiện viêm amidan mạn tính nhờ Tiêu Khiết Thanh

Bên cạnh các phương pháp trên, sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên để đẩy lùi viêm amidan đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh.

Theo nghiên cứu, Tiêu Khiết Thanh có thành phần gồm bốn thảo dược là rẻ quạt, bán liên liên, sói rừng, bồ công anh. Đây đều là các kháng sinh thực vật, có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, từ đó giúp giảm sưng, hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả.

Hiện nay, Tiêu Khiết Thanh được bào chế dưới hai dạng là viên nén và cốm hòa tan. Trong đó, cốm Tiêu Khiết Thanh được bổ sung thêm thành phần cao kinh giới, cao cỏ lào, vitamin C, kẽm,... thích hợp dùng cho trẻ em. 

Tieu-Khiet-Thanh-ho-tro-dieu-tri-viem-amidan-man-tinh-hieu-qua

Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị viêm amidan mạn tính hiệu quả

Làm thế nào để phòng ngừa viêm amidan mạn tính?

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm amidan mạn tính, bạn nên lưu lại các phương pháp hữu ích sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để sát khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm amidan.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh đang bị viêm họng, cảm cúm,... Bởi vi khuẩn gây viêm đường hô hấp có thể lây lan từ người bệnh sang người lành.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi,... giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất như vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng,...
  • Tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa viêm amidan.

Xay-dung-che-do-dinh-duong-lanh-manh-giup-phong-ngua-benh-viem-amidan

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan

Trên đây là dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm amidan mạn tính hiệu quả. Hy vọng, những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. 

Để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh viêm amidan mạn tính hoặc sản phẩm Tiêu Khiết Thanh nhé!

Nguồn tham khảo: