Trong thời điểm giao mùa, đau họng là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều người thắc mắc rằng nguyên nhân nào gây đau họng? Bị đau họng nên uống nước nóng hay lạnh? Cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt? Nếu cũng có chung những câu hỏi trên, mời bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Những nguyên nhân gây đau họng phổ biến

Đau họng là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể gặp các vấn đề về đường hô hấp trên, gây ra cảm giác vướng víu khó chịu. Khi bị đau rát họng, khó nuốt, người bệnh thường mệt mỏi, không muốn ăn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng đau họng thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Bị mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh dẫn tới những triệu chứng như: Sốt, sổ mũi, đau họng,...

- Do thời tiết nóng lạnh thất thường, đặc biệt là thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp phát triển, dẫn đến các bệnh: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,... với triệu chứng phổ biến là: Đau họng, ho có đờm, khản tiếng, mất tiếng,...

 Đau họng là một triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên

Đau họng là một triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên

- Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, cộng thêm khói thuốc khiến hệ miễn dịch suy giảm dễ dẫn tới đau, ngứa họng, họng đau rát khi nuốt và các bệnh mạn tính khác.

- Đôi khi, đau họng là phản ứng khi cơ thể dị ứng với nấm mốc, lông động vật hoặc một số loại thực phẩm.

- Vết viêm loét dạ dày làm tăng tiết axit gây trào ngược thực quản, khiến cổ họng bị kích thích, lâu ngày khiến họng đau rát.

- La hét, lạm dụng giọng nói quá nhiều khiến cổ họng đau rát, khản tiếng.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây đau rát họng và những biện pháp điều trị tại nhà

Bị đau họng nên uống nước nóng hay lạnh?

Khi bị đau họng, nhiều người có quan niệm rằng không được uống nước lạnh bởi nó có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, uống nước nóng có thể giúp giảm cảm giác đau rát nơi cổ họng. Vậy, điều này có thực sự đúng đắn?

Trên thực tế, có rất nhiều thí nghiệm được tiến hành để làm rõ vấn đề: “Bị đau họng nên uống nước nóng hay lạnh?”. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra một vài thông tin cần thiết để làm sáng tỏ điều này. Cụ thể như sau:

Nước nóng

Theo Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ (AOA), nước nóng là "liều thuốc tốt nhất" cho chứng đau họng. Không chỉ giúp làm dịu cổ họng, nước nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy (đờm). Điều này giúp giảm các triệu chứng khác như nghẹt mũi, ho có đờm thường xuất hiện kèm theo đau họng ở các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.

 Uống nước nóng giúp giảm tình trạng đau họng

Uống nước nóng giúp giảm tình trạng đau họng

Theo quan điểm của G.S Ron Ecere, đang công tác tại Trường Đại học Cardiff ở Vương quốc Anh, nước nóng thúc đẩy tiết nước bọt, giúp bôi trơn cổ họng, từ đó giảm kích ứng và cải thiện tình trạng đau họng hiệu quả. Ông cho biết thêm, kết luận này dựa trên báo cáo trong một nghiên cứu với 30 đối tượng tham gia. Những người này đều công nhận rằng uống một cốc nước ép trái cây nóng giúp họ giảm đau họng tức thì. Vì vậy, bạn nên uống nước nóng hoặc có thể ăn canh, súp nóng để cải thiện tình trạng này.

Nước lạnh

Lợi ích của uống nước nóng rất rõ ràng, vậy thì, người bị đau họng có cần phải tránh uống nước lạnh?

Theo MayoClinic.com, một trang thông tin sức khoẻ miễn phí của tổ chức Y tế phi lợi nhuận nổi tiếng tại Hoa Kỳ nhận định rằng, những người bị đau họng có thể sử dụng nước mát (không quá lạnh). Điều này được giải thích rằng nước mát có tác dụng làm mát cục bộ trên các mô bị viêm và có thể có tác dụng ức chế đặc biệt đối với các dây thần kinh nhạy cảm ở cổ họng.

Trong một báo cáo được công bố vào năm 2013, G.S Ecere cũng đã mô tả chi tiết quá trình nước mát giúp giảm đau họng bằng cách làm giảm nhiệt độ của các đầu dây thần kinh trong cổ họng, từ đó hạn chế các tín hiệu đau, đồng thời kích hoạt một thụ thể gọi là elastin, giúp giảm đau. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo rằng, việc dùng đá hoặc nước quá lạnh có thể khiến niêm mạc họng kích ứng hơn, từ đó chứng đau họng càng thêm tồi tệ. Do đó, bạn có thể thưởng thức một ly nước mát để giảm bớt cảm giác khó chịu do đau họng gây ra.

Mời bạn theo dõi thêm chuyên gia Hoàng Văn Huấn tư vấn: “Sử dụng nước lạnh, nước đá như thế nào để tránh nguy cơ đau họng, viêm họng?” Trong video dưới đây:

>>> XEM THÊM: 4 nguyên nhân gây mất tiếng

Một vài lưu ý về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cho người bị đau họng

Như vậy, người bị đau họng có thể uống cả nước nóng và nước không quá lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên ăn những thực phẩm lành mạnh, có đủ chất dinh dưỡng, mềm và ít chua, cay. Một số thực phẩm bạn cần tránh bao gồm:

- Thực phẩm giòn, cứng như bánh quy, các loại hạt hoặc những món gỏi cuốn vì chúng có thể làm cho họng nhạy cảm hơn.

- Nước ép cam, quýt có thể làm cho bệnh viêm họng trở nên tồi tệ vì chúng có tính axit, dễ gây kích ứng bề mặt vốn đã mềm của cổ họng.

- Thực phẩm lên men như dưa chua, măng ớt, kim chi có thể làm cho tình trạng viêm họng trở nên nặng nề hơn.

 Ớt không tốt cho người bị đau họng

Ớt không tốt cho người bị đau họng

- Nước ép hoặc nước sốt cà chua chứa nhiều axit nên không tốt cho người bị đau rát họng.

- Ớt, hạt tiêu cũng không được khuyên dùng cho người bị đau họng.

Ngoài ra, người bị đau họng nên thực hiện thói quen sống lành mạnh, tăng cường vận động, không sử dụng rượu bia và chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế lạm dụng giọng nói và tránh tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại,... Từ đó giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, phòng tránh chứng đau họng.

>>> XEM THÊM: Nên dùng lá kinh giới chữa ho, viêm họng hay uống cốm Tiêu Khiết Thanh?

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau họng do viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Đau họng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại gây ra những phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Khi bị đau họng, tuỳ từng nguyên nhân mà bạn nên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, nếu đau họng là triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên thì cần được xử lý kịp thời, tránh kéo dài gây ra những biến chứng khó lường.

Hiện nay, do e ngại tác dụng phụ của các thuốc điều trị tây y, nhiều người có xu hướng lựa chọn những sản phẩm nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm vừa có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn, giải quyết nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau họng, đồng thời nhanh chóng làm dịu họng, loại bỏ cảm giác khó chịu và rất an toàn khi dùng lâu dài.

Khi uống, thành phần chính là rẻ quạt trong Tiêu Khiết Thanh sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, ngứa, sưng họng, ho,… và ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây viêm, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Ngoài rẻ quạt, các thảo dược khác trong Tiêu Khiết Thanh như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng cũng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng và phục hồi niêm mạc họng, nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự xâm nhập trở lại của các tác nhân gây bệnh, hạn chế tái phát.

 Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén

Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén

Đặc biệt hơn, mới đây, Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế mới là cốm hòa tan, rất phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài những công dụng của các dược liệu quý kể trên, dạng cốm Tiêu Khiết Thanh còn được bổ sung thêm 2 dược liệu nữa là kinh giới và cỏ lào cùng với vitamin C, vitamin D3, kẽm tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm sưng viêm, kích ứng và tăng sức đề kháng rất hiệu quả.

 Tiêu Khiết Thanh dạng cốm thích hợp cho trẻ nhỏ

Tiêu Khiết Thanh dạng cốm thích hợp cho trẻ nhỏ

mua-ngay

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh 

Kể từ khi ra đời, Tiêu Khiết Thanh đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ hàng nghìn người dùng.

Tiêu biểu như trường hợp của chị Đặng Thị Thu Hường (ở Bắc Ninh). Chị chia sẻ: “Con mình hồi đó được 3 tuổi, vì trước sinh mổ nên bé rất hay bị bệnh liên quan tới đường hô hấp trên. Hơi thay đổi thời tiết là biết ngay. Mỗi lần mà con bị như vậy thì cả nhà mất ăn mất ngủ. Đem chuyện này chia sẻ với chị bạn cùng công ty, may mắn được chị ấy giới thiệu cho mình sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh. Chị ấy cũng nói sản phẩm này có nguồn gốc thảo dược lại được bào chế dưới dạng cốm nên phù hợp cho trẻ ở mọi lứa tuổi, yên tâm không có tác dụng phụ. Mình liền mua 1 hộp về cho con dùng thử. Ngay ngày đầu cho bé uống, cốm có mùi thơm, ngọt dịu, dễ uống nên con mình uống ngon miệng lắm, không bị nôn, trớ như các loại thuốc khác. Thỉnh thoảng có hôm mình còn chưa kịp cho uống, con đã đòi. Thấy con hợp với sản phẩm này, mình mua liền 5 hộp cho uống dần. Trộm vía kể từ ngày cho con uống cốm Tiêu Khiết Thanh đến nay, mình không thấy con bị ho hay khó thở gì nữa. May quá! Mình chia sẻ để các mẹ bỉm sữa nên tìm mua sản phẩm này ngay nhé!”

 Chia sẻ của chị Hường

Chia sẻ của chị Hường

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979, trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Chị tâm sự:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện khản tiếng mất tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được chuyên gia Trần Hữu Tuân đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng và các bệnh đường hô hấp:

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Người bị đau họng nên uống nước nóng hay lạnh?”. Để phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục triệu chứng khó chịu này, hãy sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén hoặc cốm mỗi ngày, bạn nhé!

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại  0917.212.364  hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Nguyễn Duyên

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh