Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm thanh quản cấp gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh sẽ trở thành mạn tính và có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần được điều trị kịp thời và triệt để.

Vài nét về viêm thanh quản 
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm cấp niêm mạc của thanh quản, bệnh rất hiếm gặp khu trú mà thường lan rộng, phối hợp với viêm mũi họng cấp hay viêm khí quản cấp.

- Triệu chứng của viêm thanh quản cấp:

Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng của viêm mũi - họng xuất tiết với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, nóng khô và rát họng, đau họng, tắc mũi, hay sau khi bị cảm lạnh, tiếp đó là khản tiếng, mất tiếng đột ngột, cảm giác ngứa rát hoặc kích thích như kim châm ở thanh quản nên gây ho, có thể ho khan hoặc có đờm. Viêm thanh quản cấp gặp nhiều ở trẻ em, người già, người có cơ địa dị ứng, khó thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, người có đặc điểm nghề nghiệp phải nói nhiều, nói to, nói liên tục trong thời gian dài.

- Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp:

+ Do khí hậu: khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột, do dị ứng thời tiết, cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết...

+ Do phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi, hít phải hóa chất độc hay ăn thực phẩm có hại cũng là nguy cơ gây bệnh. 

+ Do nhiễm virus

+ Do nhiễm khuẩn

+ Do biến chứng từ viêm xoang mạn tính chảy mủ xuống họng gây viêm thanh quản cấp.

Điều trị viêm thanh quản cấp

- Hiện nay, có rất nhều phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp, phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng, giảm ho… Do thói quen người bệnh thường tự ý điều trị tại nhà, tự ý dùng thuốc, hay do điều trị không đúng, bệnh không thuyên giảm dẫn đến biến chứng chuyển sang viêm phổi, viêm khí phế quản...,  mới đến khám tại các cơ sở y tế thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

- Ngoài ra, để hạn chế tối đa sự tái phát viêm thanh quản cấp mọi người cần có các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự tái phát bệnh như:

+  Giữ cho cơ thể không bị lạnh, đặc biệt là giữ ấm cổ họng, chân, tay.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra đường, và khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi và có hóa chất độc hại.

+ Bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, súc miệng họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

+ Hạn chế tối đa việc hút thuốc, uống rượu, nói to, nói nhiều, nói liên tục…

+ Hoặc dùng biện pháp xông tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm dịu niêm mạc họng... giúp đem lại cảm giác dễ chịu cho họng.

- Bên cạnh việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, và các biện pháp bảo vệ nâng cao sức khỏe nhằm hạn chế sự xuất hiện của bệnh còn có một biện pháp nữa đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp phòng và hỗ trợ điều trị, giúp làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng. Một trong số những sản phẩm đang chiếm ưu thế trên thị trường đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với các thành phần như rẻ quạt có tác dụng đặc biệt tốt với các bệnh về họng, khản tiếng, mất tiếng và các thành phần khác như cao bán biên liên, cao bồ công anh, cao sói rừng giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói, ngặn chặn các khả năng tái phát của bệnh viêm thanh quản.

Tiêu Khiết Thanh đã đem lại tin vui cho nhiều bệnh nhân, điển hình trong số đó là trường hợp của cô Võ Thị Ngọc Nga ( 54 tuổi, Tân Phú, Hồ Chí Minh), cô là giáo viên đã nhiều năm nay. Do tính chất công việc phải đứng giảng bài liên tục, các bé lại rất hiếu động, tinh nghịch khiến cô phải thường xuyên nhắc nhở… nên cách đây khoảng 8 năm, cô bắt đầu mắc các vấn đề về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng. Cô đã sử dụng rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh chỉ đỡ chứ không khỏi hoàn toàn và thường xuyên tái phát. Tuy nhiên, sau 6-7 tháng sử dụng Tiêu Khiết Thanh khi vào năm học mới, khi công tác giảng dạy trở lại, tôi bỗng nhận ra là mình đã có thể nói chuyện lâu, giảng bài nhiều mà không bị khản tiếng, mất tiếng nữa. 

Vài điều cần lưu ý đối với bệnh nhân viêm thanh quản:

- Về chế độ sinh hoạt :

+ Người bệnh nên phân bổ thời gian nói hợp lý, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như loa, micro.

+ Không được nói to, nói nhiều, nói liên tục trong thời gian dài.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra đường, khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi, hóa chất...

+ Không uống nước quá lạnh hay quá nóng.

+ Không ăn các món ăn có chứa nhiều gia vị có tính kích thích như ớt, hạt tiêu...

+ Vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

+ Chữa dứt điểm các bệnh về đường hô hấp và bệnh trào ngược dạ dày_ đây cũng là một nguyên nhân gây viêm thanh quản phổ biến.

- Về chế độ dinh dưỡng:

+ Người mắc viêm thanh quản nên uống nhiều nước, nước hoa quả, nước trà ấm.

+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin có lợi cho sức khỏe nhằm tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn...

+ Có thể ngậm hoặc uống chậm mật ong để giúp sát khuẩn họng, chống viêm, giúp hạn chế các bệnh về họng.