Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi, họng cấp. Bắt đầu thường là sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu sau ho khan, khản tiếng, người mệt mỏi.

Sơ lược về giải phẫu thanh quản

Thanh quản ở ngay dưới trước của họng, ở vùng cổ giữa, dưới xương móng và đáy lưỡi. Nó mở thông phí trên với họng miệng và phía dưới là khí quản. Thanh quản được cấu tạo bởi một khung gồm 9 loại sụn khác nhau liên kết với nhâu bởi dây chằng, các khớp và cơ.

 Thanh quản nằm ở vùng giữa cổ(Thanh quản nằm ở vùng giữa cổ)

-         Khung sụn bao gồm: Sụn thanh thiệt, sụn giáp, sụn nhẫn, và 2 sụn phễu

-         Các cơ: gồm 9 cơ mang tên các sụn nối liền như cơ nhẫn – phễu, cơ liên phễu… Các cơ này gọi là cơ nối thanh quản để giúp làm cử động các sụn.

Về chức năng chia làm 3 nhóm: Cơ mở dây thanh, cơ khép dây thanh, cơ căng dây thanh.

-         Các màng và dây chằng: Nối các sụn và các tổ chức xung quanh chủ yếu là: màng giáp móng, màng giá nhẫn, dây chằng nhẫn.

-         Cấu trúc trong của thanh quản:

+ Tiền đình thanh quản là khoang mở về phía trước

+ Băng thanh thất

+ Buồng Morgagni

+ Thanh môn là khoảng giữa hai dây thanh

+ Hạ thanh môn là khoang mở về phía dưới, vùng khí quản.

+ Hai xoang lê ở phía ngoài mở lên trên và vùng hạ họng

-         Thần kinh:

+ Vận động: dây thần kinh quặt ngược (nhánh dây X)

+ Cảm giác: thần kinh thanh quản trên.

Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau tùy theo từng loại nguyên nhân, thường được chia ra: viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Nhưng thông thường hay gặp viêm thanh quản cấp ở trẻ em, hiếm gặp viêm thanh quản cấp ở người lớn

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Nguyên nhân: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em hay gặp nguyên nhân do nhiễm khuẩn, một hoặc nhiều loại. Ngày nay, các nguyên nhân do virus ngày càng gặp nhiều hơn. Các loại virus thường gặp như: influenza, virus A.P.C, virus á cúm (parainfluenza)… Cũng có trường hợp do vi khuẩn như liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae, thường gặp ở các thể ngặng như viêm thanh quản hạ thanh môn… viêm nắp thanh quản thường do H.influenzae type b (Hib) gây ra.

Chẩn đoán viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Chẩn đoán xác định

-         Toàn thân: Thường bắt đầu bằng cảm giác ớn lạnh, gai rét, đau mình mẩy giống như triệu chứng của cúm. Hiếm khi gặp sốt thực sự.

-         Cơ năng: Bắt đầu là cảm giác khô họng, nuốt rát. Tiếng nói trở nên khàn và có khi mất hoàn toàn. Kèm theo bệnh nhân có ho, nhưng không có khó thở

-         Triệu chứng thực thể: Khám thanh quản thường thấy viêm phù nề đỏ ở vùng thượng thanh môn. Tiền đình thanh quản và hai dây thanh xung huyết đỏ, có dịch nhày.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm mũi họng cấp: Bệnh nhân có ngạt, chảy mũi, ho, có thể có khàn tiếng do ho nhiều, khi soi thanh quản không thấy hiện tượng xung huyết, phù nề ở thượng thanh môn mà chỉ thấy phù nề nhẹ ở dây thanh hai bên.

Chẩn đoán thể lâm sàng

Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà các triệu chứng để chẩn đoán bệnh khác nhau

Viêm thanh quản hạ thanh môn

Viêm thanh quản hạ thanh môn là bệnh lý gặp ngày càng tăng, chủ yếu ở trẻ nhỏ 1 - 3 %. Đây là một cấp cứu trong tai mũi họng vì hay gây ra khó thở thanh quản, dễ đưa tới biến chứng viêm đường hô hấp dưới. Bệnh thường xuất hiện trong hoặc sau quá trình viêm nhiễm ở mũi họng, hoặc cũng có thể không có tiền triệu. Viêm thanh quản hạ thanh môn thường phát hiện vào ban đêm, trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản: khó thở chậm, khó thở vào, có tiếng rít và co kéo hô hấp. Tiếng ho cứng và ông ổng, giọng nói bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn . Trẻ thường sốt vừa 38 – 38,5 độ C

Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu

Viêm phù nề khu trú ở vùng hạ họng, thanh quản. Co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở, thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở có thể qua đi trong nửa giờ nhưng cũng có thể tái lại cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.

Viêm thanh quản bạch hầu

Viêm thanh quản bạch hầu thường thứ phát sau bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản nguyên phát rất hiếm. Nguyên nhân do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả, thường rất nặng do tình trạng khó thở kết hợp với nhiễm độc. Ngày nay, bệnh rất hiếm gặp nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng.

Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị:

-         Đảm bảo lưu thông đường thở

-         Chống nhiễm khuẩn

-         Giảm viêm, giảm phù nề bằng corticoid, nếu có chống chỉ định thì dùng giảm viêm không corticoid.

-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho…

-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi.

-         Nếu đã được xử trí như trên bệnh nhân vẫn khó thở, phải mở khí quản hoặc đặt nội khí quản qua đường mũi.

Điều trị nếu nguyên nhân là virus

-         Giảm viêm như sử dụng corticoid

-         Giảm ho, giảm dị ứng: alimemazin, promethazine, Dextromethorphan, Clopheniramin maleat…

-         Nhở mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9% và oxymetazoline

-         Không cần điều trị kháng sinh

-         Kiêng nói, nghỉ ngơi, tránh lạnh

Điều trị nếu nguyên nhân là vi khuẩn

-         Điều trị như đối với trường hợp nhiễm virus và kết hợp sử dụng kháng sinh như trẻ nhỏ như amoxicillin

Khi đã điều trị như trên sau 3 - 5 ngày bệnh nhân không thuyên giảm hoặc nặng hơn cần đưa lên tuyên trên.

Viêm thanh quản cấp ở người lớn

Nguyên nhân: Bệnh hay gặp về mùa lạnh, chủ yếu do virus, gặp ở nam nhiều hơn nữ, hoặc do vi khuẩn như Haemophillus influenza type b, liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pyogenes), phế cầu (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu vàng (Staphilococcus aureus) … thường hay gặp trong các thể nặng như viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh khí phế quản…

Các cách chẩn đoán bệnh:

Chẩn đoán xác định

-         Toàn thân: Thường bắt đầu bằng cảm giác ớn lạnh, gai rét, đau mình mảy giống như triệu chứng của cúm. Hiếm khi gặp sốt thực sự.

-         Cơ năng: Bắt đầu là cảm giác khô họng, nuốt rát. Tiếng nói trở nên khàn và có khi mất hoàn toàn. Kèm theo bệnh nhân có ho, lúc đầu khan không có đờm, sau ho có ít đờm trắng trong. Nếu có kèm theo viêm phế khí quản thì sẽ có nhiều đờm, có màu vàng hoặc xanh.

-         Triệu chứng thực thể: Soi thanh quản gián tiếp hoặc trực tiếp: Niêm mạch thanh thiệt, băng thanh thất và dây thanh hai bên đỏ, xung huyết. Thanh thiệt, sụn phễu, khe liên phễu phù nề, dây thanh hai bên đỏ, không khép kín khi phát âm. Tăng xuất tiết ở thanh quản, có nhiều ở mép sau và mặt trên 2 dây thanh.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm mũi họng cấp: Bệnh nhân có ngạt, chảy mũi, ho, có thể có khàn tiếng do ho nhiều, khi soi thanh quản không thấy hiện tượng xung huyết, phù nề ở thượng thanh môn mà chỉ thấy phù nề nhẹ ở dây thanh hai bên.

Chẩn đoán thể lâm sàng: Viêm thanh thiệt

-         Là tình trạng viêm cấp tính của vùng thượng thanh môn, đặc biệt thanh thiệt.

-         Triệu chứng cơ bản nhất là nuối đau và sốt, có trường hợp có khó thở thanh quản.

-         Khám họng có thể thấy phù nề màn hầu, lưỡi gà. Soi thanh quản thấy thanh thiệt sưng to va đỏ. Sờ thấy hạch ở cổ to.

-         Chụp phim cổ nghiêng có thể thấy hình thanh thiệt sưng to

-         Nếu cấy máu thường thấy có vi khuẩn mọc.

Điều trị viêm thanh quản cấp ở người lớn

Nguyên tắc điều trị:

-         Đảm bảo lưu thông đường thở

-         Chống nhiễm khuẩn

-         Giảm viêm, giảm phù nề

-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho, giảm đau…

-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi

-         Nếu đã xử trí như trên vẫn khó thở phải mở khí quản hay đặt nội khí quản.

Điều trị cụ thể

-         Quan trọng nhất là kiêng nói, tránh lạnh, giữ ẩm, nghỉ ngơi.

-         Khí dung mũi họng bằng các loại tinh dầu, kháng sinh kết hợp hydrocortison…

-         Điều trị kháng sinh nếu nghĩ đến do vi khuẩn hay bội nhiễm.

-         Dùng thuốc giảm ho như kháng histamin thế hệ I, II như Alimemazin, Fexofenadin, …

-         Bổ sung vitamin, hoa quả tươi để nâng cao sức đề kháng.

Khi đã điều trị như trên sau 3 - 5 ngày bệnh nhân không thuyên giảm hoặc nặng hơn cần đưa lên tuyên trên

Thảo dược giúp hỗ trợ điều trị

Bệnh nhân mắc các bệnh viêm thanh quản cấp tính dẫn tới khản tiếng mất tiếng… nên sử dụng kết hợp sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Đây là một sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên với các thành phần như cao rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp hỗ trợ điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản và giúp giọng nói trong sáng hơn. Nhiều người đã gặp không ít phiền toái tới công việc của mình do tình trạng khản tiếng, mất tiếng gây ra. Nhưng nhờ sử dụng Tiêu Khiết Thanh họ đã lấy lại giọng nói trong trẻo của mình và giúp họ tự tin, thoải mái làm việc mà không phải bận tâm đến những vấn đề về giọng nói của mình nữa. Không giấu nổi sự vui mừng khi lấy lại giọng nói trong trẻo của mình, Chị Nguyễn Thị Hà - sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)Vào nghề được 7 năm thì họng của chị bắt đầu có vấn đề, tình trạng viêm họng hạt, khản tiếng diễn ra thường xuyên do chị phải nói liên tục. Thời gian đầu chị cố nói to, sau đó tiếng bị khản nên chị phải dùng thiết bị trợ giảng. Chị nói: "Tháng 8/2014, tôi đến bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ khám và được bác sĩ chẩn đoán bị hạt xơ dây thanh, chèn ép gây khản tiếng, mất tiếng nên phải phẫu thuật”. Tiếp tục câu chuyện, chị nói: “Tháng 9/2014, tôi vào viện cắt hạt xơ dây thanh. Về nhà, tôi kiêng nói 10 ngày, không ăn đồ lạnh và chất kích thích, tình trạng khản tiếng được cải thiện nhưng tôi vẫn bị viêm họng. Sau đó, một người đồng nghiệp khuyên dùng Tiêu Khiết Thanh để hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh". Sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh tình trạng khản tiếng, viêm họng đã giảm đáng kể và chị không còn phải dùng thiết bị trợ giảng nữa.

 Trong những năm vừa qua, Tiêu Khiết Thanh đã dần khẳng định được vị trí của mình với người tiêu dùng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính.

Từ những ưu điểm và hiệu quả mang lại, Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý:

  + Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng do Hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm Việt Nam bình chọn:

  + Top 100 sản phẩm - Dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng, độc giả báo lao động và xã hội bình chọn:

 Những lưu ý đối với bệnh nhân viêm thanh quản

-         Hạn chế và phân bổ thời gian nói hợp lý sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mic, loa…

-         Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Cần bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi…

-         Thường xuyên vệ sinh mũi họng, điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…

-         Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo vệ lao động khi làm việc trong moi trường độc hại, quàng khăn ấm để tránh lạnh.

-         Xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả…

-         Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng trà, ngậm mật ong chanh.

-         Không nên uống nước đá, la hét, khạc nhổ gây ảnh hưởng tới thanh quản.

Viêm thanh quản cấp tính nếu không được điều trị triệt để dễ dẫn tới viêm thanh quản mạn tính làm cho việc điều trị khó khăn, lâu dài hơn. Vì vậy, khi mắc viêm thanh quản cấp tính cần xác định đúng nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính và có hướng điều trị kịp thời tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.

Chuyên gia tai mũi họng