Viêm thanh quản là một bệnh lý viêm đường hô hấp khá phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là khản tiếng, mất tiếng. Khi lắng nghe hơi thở, bạn nhận ra thanh âm có phần thều thào, ồn ào khi lại the thé. Nếu gặp các triệu chứng trên, có thể viêm thanh quản đã ghé thăm rồi đấy, hãy cẩn thận.

Đâu là cầu nối cho viêm thanh quản tới dễ dàng?

Viêm thanh quản là tình trạng viêm dây thanh âm trong hộp thoại (thanh quản). Chúng ta đều biết thanh quản là bộ phận phát ra âm thanh giúp mọi người nói chuyện, hò hét, hát hay thì thầm. Có thể làm được như thế là do cấu trúc của thanh quản. Thanh quản gồm một bộ xương sụn có dây thanh âm được phủ bởi lớp niêm mạc nhầy. Các bó cơ bên trong thanh quản điều chỉnh vị trí, hình dạng và độ căng của dây thanh âm, cho phép nó tạo ra những âm thanh khác nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào trong luồng không khí do phổi phát ra đi qua các dây thanh âm sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và chất lượng của âm thanh và tiếng thở.

Dấu hiệu cảnh báo viêm thanh quảnDấu hiệu cảnh báo viêm thanh quản

Viêm thanh quản là là tình trạng viêm của hộp thoại (thanh quản) và dây thanh âm, làm ảnh hưởng giọng nói và trở nên khản tiếng. Vì là tình trạng viêm nên viêm thanh quản thường kèm theo triệu chứng đau rát hầu, họng, phù nề thanh quản tạo ra tiếng thở phì phò, thều thào. Nhưng vì sao lại bị viêm thanh quản?

Viêm thanh quản có 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính nên nguyên nhân gây bệnh cũng tương đối khác nhau.

Những nguyên nhân chính của bệnh viêm thanh quản cấp tính bao gồm:

- Nhiễm virus (virus gây ra cảm lạnh) là nguyên nhân chủ yếu nhất

- Dây thanh quản bị căng do la hét hoặc nói quá nhiều trong thời gian dài

- Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu, mặc dù điều này là rất hiếm

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Đây là loại viêm thanh quản thường do tiếp xúc chất ảnh hưởng đến họng trong thời gian dài (uống nước đá liên tục, uống nước nóng quá nhiều…). Bệnh viêm thanh quản mạn tính có thể được gây ra bởi:

- Chất kích thích bị hít vào cổ họng, chẳng hạn như hơi hóa chất, chất gây dị ứng hoặc khói bụi.

- Acid trào ngược, hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

- Viêm xoang mạn tính

- Sử dụng quá nhiều rượu bia

- Sử dụng giọng nói quá thường xuyên (thường xảy ra với người làm nghề nói nhiều như giáo viên, MC hoặc ca sĩ…)

- Hút thuốc lá

- Do có các nốt sần (hạt xơ) hoặc polyp trên dây thanh quản cản trở sự đóng mở và rung

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn

- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

- Nhiễm một số loại ký sinh trùng nhất định

- Ung thư vòm họng

- Sự thoái hóa của các dây thanh âm ở tuổi già

Dấu hiệu cho thấy 99% bạn đã bị viêm thanh quản

Nói đến các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản, chúng ta thường mơ hồ vì nó không khác nhiều so với các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên khác. Để nhận biết chính xác, phải dựa vào tổ hợp các triệu chứng chứ không phải là một dấu hiệu đơn thuần. Các dấu hiệu phổ biến nhất của viêm thanh quản là khản giọng, mất tiếng và đau cổ họng. Bên cạnh đó, chúng ta kết hợp các dấu hiệu sau:

- Ở người lớn, các dấu hiệu khác của viêm thanh quản có thể bao gồm họng khô, đau khi nuốt và cảm giác phù nề ở cổ họng hoặc cổ. Nếu viêm thanh quản do nhiễm khuẩn, người bệnh cũng có thể có triệu chứng sốt, sưng hạch. Nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ nhận ra tiếng phì phò khi thì the thé, rung từng hồi của hơi thở do phải gắng sức hít thở.

- Dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường kèm theo các dấu hiệu của viêm khí quản, viêm phế quản. Những dấu hiệu bổ sung có thể là ho, sốt, tiếng thở khò khè, mặt mày tím tái do khó thở.

Khi tiếp xúc với người bị viêm thanh quản, đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi theo họ. Rất khó khăn để nghe được họ nói gì và bản thân người bệnh cũng cảm thấy khó nói nếu giọng của họ khản đặc, không ra hơi. Lúc này dây thanh quản đã tổn thương nghiêm trọng. Một số người lại thay đổi giọng nói theo chiều hướng khác, chất giọng the thé, ồm ồm “như vịt đực” khiến người nghe “bật cười”. Vì dây thanh bị sưng, phù nề cản trở đường hô hấp nên ngay cả khi không giao tiếp, chúng ta vẫn nghe được tiếng thở rất mạnh, ồn ào nhưng bản thân người bệnh lại rất mệt mỏi. Dấu hiệu này rất dễ khiến người bệnh nhầm với bệnh hen suyễn.

Vì viêm thanh quản khó nhận biết và dễ nhầm lẫn nên bạn có thể dựa vào các chẩn đoán y tế sau:

- Nội soi: Bác sĩ có thể kiểm tra dây thanh qua nội soi, bằng cách sử dụng ánh sáng và gương nhỏ để nhìn vào mặt sau của cổ họng. Hoặc có thể sử dụng cáp quang, điều này bao gồm việc chèn một ống mỏng, linh hoạt (nội soi) với một máy ảnh nhỏ và ánh sáng qua mũi hoặc miệng và vào phía sau của cổ họng. Sau đó, bác sĩ  có thể xem các chuyển động của dây thanh âm như khi nói.

- Sinh thiết: Nếu bác sĩ thấy một khu vực đáng ngờ, họ có thể làm sinh thiết - lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Đâu là phương pháp trị viêm thanh quản an toàn, hiệu quả?

Cách chữa trị thông thường nhất khi bị viêm thanh quản là dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân có khối u ở thanh quản thì cần dùng tới phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u. Dưới đây là thông tin cụ thể cho từng phương pháp:

Điều trị viêm thanh quản bằng Tây y

Các loại thuốc thường được sử dụng gồm:

- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Còn nếu trong trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu uống sai hoặc không đủ liều lượng, vi khuẩn sẽ kháng thuốc và khó lòng tiêu diệt.

- Thuốc chống viêm: Có tác dụng giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng lâu dài sẽ bị giòn xương, xuất huyết dạ dày, suy giảm miễn dịch… Nhớ là không bao giờ lạm dụng thuốc bừa bãi.

Trị viêm thanh quản bằng Đông y

Dưới đây là một vài vị thuốc Đông y giúp trị viêm thanh quản hiệu quả:

- Xạ can (rẻ quạt): Đây là vị thuốc đầu tay của các thầy thuốc trong trị viêm thanh quản. Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.

- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, tiêu viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trỡ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.

- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.

- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không thể nào tái phát.

Tiêu Khiết Thanh – Sự kết hợp của 4 vị thuốc Đông y, hỗ trợ điều trị viêm thanh quản hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, 4 vị thảo dược đều rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng và các tác nhân gây viêm thanh quản. Sẽ thế nào nếu cả 4 vị cùng kết hợp và hiệp lực tác dụng? Không để mọi người mong chờ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp 4 vị thuốc Đông y trên thành viên nén dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiện sử dụng có tên Tiêu Khiết Thanh. Có mặt trên thị trường gần 10 năm nay, sản phẩm được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, sưng đau họng do viêm thanh quản nói riêng và các vấn đề hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan… Sản phẩm được khuyên dùng lâu dài theo liệu trình để phát huy tối đa tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết ThanhThực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh Platinum

TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN NGAY TIÊU KHIẾT THANH

KHI GẶP CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN NHƯ VIÊM HỌNG, VIÊM THANH QUẢN, KHẢN TIẾNG, MẤT TIẾNG?

1. Thành phần từ 100% thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài.

2. Sản phẩm thảo dược nhưng tác dụng nhanh, hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp mạn tính.

3. Thành phần chính là rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Rẻ quạt còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nên có tác dụng mạnh mẽ trong vai trò kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây các bệnh đường hô hấp trên.

4. Ngoài ra trong Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của 3 dược liệu khác bao gồm: Bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp nâng đỡ thanh quản, giảm sưng đau, giảm các triệu chứng nóng rát do viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, ngăn ngừa tình trạng tái phát hiệu quả. Sói rừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bị nhiễm bệnh.

5. Tác dụng theo 2 cơ chế: Giảm triệu chứng sưng đau, khản tiếng và đi sâu vào căn nguyên trị các bệnh viêm đường hô hấp trên.

6. Được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, được đông đảo khách hàng tin dùng. 

Nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm thanh quản để điều trị sớm, đừng để bệnh tiến triển làm thay đổi âm sắc giọng nói, hơi thở, tạo ra tiếng khò khè, the thé thì bệnh sẽ khó điều trị hơn. Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN ĐỌC

Rất nhiều người đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh và cải thiện. Hãy lắng nghe chia sẻ của họ:

Sau đây là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1966 ở số nhà 406, phố Thống Nhất, thị trấn Me, Gia Viễn, Ninh Bình). Cô đã từng có những tháng ngày mệt mỏi vì chứng viêm thanh quản mạn tính, khiến cô thường xuyên khản tiếng, thậm chí như người câm. Lúc chúng tôi đến, cô Thu đang hát karaoke. Giọng cô ấm, cách lấy hơi, luyến láy, nhả chữ chẳng khác nào ca sĩ thực thụ. Hãy lắng nghe chia sẻ của cô qua video:

Một người cũng làm nghề nói nhiều khác là bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, phường Hạ Long, thành phố Nam Định). Bác Hộ chia sẻ nhiều năm đứng lớp khiến cổ họng bác lúc nào cũng đau rát, khản tiếng, nói hụt hơi và thường xuyên mất tiếng. Vậy mà chỉ sau một đợt sử dụng sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh, bác đã lấy lại được giọng nói và tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh Nam Định:

Là giáo viên dạy tiểu học, anh Trương Hữu Quân (sinh năm 1977, trú tại Ấp 4, Long Điền Đông A, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu) bị khản tiếng, hụt hơi suốt 2 năm, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học. Khi rơi vào tình trạng nói không ra tiếng, anh được chỉ định phẫu thuật polyp dây thanh nhưng phẫu thuật xong, vấn đề càng trầm trọng hơn. May mắn sau khi sử dụng sản phẩm thảo dược, giọng nói của anh đã bình phục, bỏ được máy trợ giảng giúp anh tự tin hơn khi giao tiếp. Theo dỗi câu chuyện của anh TẠI ĐÂY!

Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979, trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng. Chị tâm sự:

Cùng theo dõi phản hồi tích cực của người dùng sau khi sử dụng sản phẩm:

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các chuyên gia đầu ngành trong việc hỗ trợ trị liệu các bệnh viêm đường hô hấp:

Dưới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đưa ra lời khuyên giúp bạn giảm đau rát cổ họng:

Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận được những giải thưởng danh giá nhiều năm liền

- Giải sản phẩm uy tín chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng do hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm chức năng trao tặng.

- Top 100 - sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng và độc giả của báo Lao động và xã hội bình chọn.

- Thương hiệu gia đình tin dùng do Bộ lao động, thương binh và xã hội bình chọn.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh