Ung thư thanh quản là bệnh thường gặp và đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam, hiện bệnh chiếm 2% tỷ lệ các bệnh ung thư. Bệnh ung thư thanh quản chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, ở độ tuổi 50 – 70 chiếm 72%, từ 40 – 50 tuổi chiếm 12%.
Vì vậy, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, cần được xét nghiệm xem có phải ung thư thanh quản hay không. Tuy nhiên, bệnh ung thư thanh quản đang có xu hướng thường gặp ở phụ nữ và nam giới trẻ dưới 30 tuổi.
Biểu hiện ở giai đoạn đầu, khối u thường khu trú ở một bệnh dây thanh, dưới hình thái một nụ sùi nhỏ hoặc thâm nhiễm nhẹ. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi 80%. Do đó, khi bị viêm mũi, khan tieng, nuốt khó,kho noi nên đi khám sớm.
Trong chương trình Sức khỏe cho mọi người, chuyên mục Thầy thuốc của bạn đã có cuộc trao đổi với bác sĩ CKII Võ Lâm Phước, trưởng khoa Tai – Mũi - Họng, bệnh viện Trung ương Huế sẽ giúp quý vị và các bạn tìm hiểu về căn bệnh ung thư thanh quản.
Thuốc lá là tác nhân chính gây ung thư thanh quản
Bác sĩ Võ Lâm Phước cho biết: Các yếu tố nguy cơ và chiếm tỷ lệ rất cao trong nhóm bệnh nhân bị ung thư thanh quản là hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể do chủ động hoặc thụ động, người không hút vẫn có thể bị ung thư thanh quản do hút thuốc lá thụ động thường xuyên, bởi vì:là
Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc
Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm
Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…
Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
Ngoài thuốc lá, còn có những yếu tố nguy cơ khác như rượu, bia, môi trường… Yếu tố môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người. Môi trường ẩm mốc, hóa chất công nghiệp, bụi bặm… dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và nhiễm siêu vi, khiến môi trường sống có chất lượng thấp, từ đó bệnh tật phát sinh trong đó có viem thanh quan ung thư thanh quản.
Thu Phương