Viêm họng là một vấn đề sức khỏe đường hô hấp phổ biến ở trẻ và gây ra nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, cha mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ để chăm sóc  và điều trị được tốt hơn. Dưới đây là 6 nguyên nhân dễ khiến trẻ bị viêm họng mà cha mẹ nên biết.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm họng

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu mà mũi họng lại là cửa ngõ của đường hô hấp nên rất dễ mắc bệnh. Để xác định được nguyên nhân gây viêm họng và có cách điều trị bệnh chính xác, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Trẻ bị viêm họng do nhiễm virus, vi khuẩn

Nguyên nhân gây viêm họng phổ biến nhất ở trẻ là do virus, chiếm đến 60-80% tổng số ca mắc. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 200 chủng virus khác nhau có thể gây bệnh viêm họng. Điều đáng lưu ý là trẻ em có thể bị lây nhiễm cả hai loại virus khác nhau trong khi đang trong quá trình phục hồi từ đợt nhiễm trước, khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Ngoài ra, một số trường hợp viêm họng cũng có thể do vi khuẩn, trong đó phế cầu, tụ cầu là hai loại thường gặp nhất, trong đó liên cầu beta tan huyết nhóm A là loại nguy hiểm nhất và chiếm khoảng 20% tổng số ca mắc.

Trẻ bị viêm họng do nhiễm virus, vi khuẩn

Trẻ bị viêm họng do nhiễm virus, vi khuẩn

Trẻ viêm họng do nhiễm nấm

Trẻ bị viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm cả nhiễm nấm mốc. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm. Thông thường, trong quá trình nuôi cấy dịch họng, khoảng 70% các kết quả cho thấy sự tồn tại của nấm, tuy nhiên chúng không gây hại đến sức khỏe con người nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường. Nguy cơ mắc bệnh do nấm mốc chỉ xảy ra khi sức đề kháng yếu, hoặc do sử dụng quá nhiều kháng sinh, thuốc xịt họng hay súc họng gây ra hiện tượng suy giảm miễn dịch.

Trẻ viêm họng do dị ứng

Có một số trẻ thường xuyên bị viêm mũi họng, đặc biệt nếu có yếu tố dị ứng. Bệnh này thường có tính chất di truyền trong gia đình. Ngoài ra, một số điều kiện thuận lợi khác khiến trẻ bị viêm họng, bao gồm: sự thay đổi thời tiết, sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với phấn hoa và lông động vật.

Trẻ dễ bị viêm họng bởi các tác nhân gây dị ứng

Trẻ dễ bị viêm họng bởi các tác nhân gây dị ứng

Trẻ bị viêm họng do lây nhiễm 

Khi trẻ sống và sinh hoạt trong khu vực đang bị dịch viêm họng tấn công, tồn tại nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ người khác. Thường thì, trong gia đình, nếu có người bị ốm, mọi người sẽ đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh. Tuy nhiên, điều này có thể khiến vi khuẩn phát triển và lây nhiễm sang người khác dễ dàng hơn. 

Do đó, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, cần phải đảm bảo luồng khí trong nhà và giữ vệ sinh. Đồng thời, hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc quá gần với người bệnh. Ngoài việc điều trị bệnh, chúng ta cũng cần nâng cao sức đề kháng cho từng thành viên trong gia đình.

Viêm họng do thói quen xấu

Theo các chuyên gia tai mũi họng, tỷ lệ trẻ bị mắc viêm họng tái phát khi về nhà muộn sau 8 giờ tối hoặc khi được đưa đến những nơi đông người khá cao. Trẻ từ 2-3 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do lúc này, trẻ đã không còn được nhận miễn dịch từ sữa mẹ và phải tự đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh từ người khác.

Ngoài ra, thói quen ăn uống đồ lạnh như kem, đồ ăn chua cay, la hét to, và thức khuya cũng làm tăng nguy cơ viêm họng ở trẻ so với mức bình thường.

Cha mẹ cần lưu ý những thói quen xấu dễ khiến trẻ viêm họng

Cha mẹ cần lưu ý những thói quen xấu dễ khiến trẻ viêm họng

Trẻ viêm họng do chưa điều trị dứt điểm

Việc điều trị không đầy đủ đợt viêm họng cấp ở trẻ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh của trẻ tái phát và trở thành mạn tính hoặc dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần lưu ý kiểm tra và đánh giá tình trạng mũi họng của trẻ, xem liệu niêm mạc đã hết đỏ, hết phù nề, hết mủ hay chưa, và có tồn tại những tổn thương mũi họng nào mà đợt thuốc vừa điều trị chưa giải quyết được để tiếp tục xử trí phù hợp. Trẻ chỉ nên dừng thuốc sau khi các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau tai, đau họng… dứt hẳn ít nhất 2 ngày để tránh bệnh tái phát.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng

Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định, cha mẹ cũng nên thực hiện một số lưu ý dưới đây: 

  • Giữ cho cơ thể của trẻ ấm áp khi thời tiết lạnh, đặc biệt là phần cổ, ngực, gan bàn chân.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng không có gió, sau đó lau khô toàn thân và mặc quần áo sạch.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với quạt, máy lạnh, khói bụi hoặc thức quá khuya.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân đối: Tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, sữa và bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magie vào chế độ ăn uống của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ vệ sinh miệng, họng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ.
  • Không nên sử dụng các thuốc co mạch kéo dài để nhỏ mũi cho trẻ.
  • Bổ sung cho trẻ thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc hô hấp như cốm Tiêu Khiết Thanh, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh trong điều kiện thời tiết thay đổi.

Trẻ cần được giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn

Trẻ cần được giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn

Xem thêm:  Trẻ bị viêm họng, viêm đường hô hấp trên phải làm sao và phòng ngừa bệnh?

“Đánh bay” viêm họng ở trẻ nhờ Cốm Tiêu Khiết Thanh

Cốm Tiêu Khiết Thanh là lựa chọn được các chuyên gia khuyên dùng, chiết xuất từ các thảo dược như Bán biên liên, Bồ công anh, Sói rừng, Kinh giới, Cỏ lào. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc họng, thanh quản. Rẻ quạt có tác dụng như một “kháng sinh thực vật”, giúp tiêu diệt vi khuẩn và không gây kháng thuốc như các thuốc kháng sinh tổng hợp hóa dược. 

Sản phẩm còn được bổ sung thêm các thành phần Vitamin C, Vitamin D3, Kẽm gluconat giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn, làm giảm thời gian điều trị và mức độ bệnh trong các đợt cấp, ngăn ngừa bệnh tiến triển sang dạng mạn tính hoặc biến chứng xuống đường hô hấp dưới, phòng ngừa bệnh tái phát.

Cốm Tiêu Khiết Thanh - Hô hấp khỏe, trẻ hết ho

Cốm Tiêu Khiết Thanh - Hô hấp khỏe, trẻ hết ho

Ngoài dạng cốm, Tiêu Khiết Thanh còn có dạng viên nén cho người lớn. Sản phẩm này đã xuất hiện trên thị trường gần 15 năm và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng vì tác dụng giảm đau, chống viêm và giúp cải thiện khản tiếng do viêm họng, đem lại giọng nói trong sáng. Đặc biệt, từ 01/4/2023-31/12/2023, khi mua Tiêu Khiết Thanh loại 30 viên hoặc 90 viên, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng giải thưởng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều phần thưởng hấp dẫn khác.

Xem thêm: Cốm Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp hiệu quả cho trẻ bị viêm họng

Với những thông tin trên, hy vọng cha mẹ đã nắm được những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng và có được phương pháp chăm sóc trẻ tốt nhất. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về sức khỏe đường hô hấp của trẻ hoặc cốm Tiêu Khiết Thanh, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 0917.212.364 hoặc để lại thông tin dưới phần bình luận.