Ngày nay theo thống kê số lượng bệnh nhân bị viêm xoang ngày càng tăng, website khantieng.co nhận được khá nhiêu câu hỏi của bạn đọc yêu cầu giải thích cơ chế hình thành bệnh viêm xoang và phương pháp điều trị. Xin gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh viêm xoang từ các chuyên gia

Mũi xoang có vai trò làm ẩm làm ấm không khí khi vào cơ thể, tham dự điều chỉnh áp lực máu và khí trong mũi, tham gia quá trình thông khí của mũi, lọc không khí, góp phần tạo miễn dịch tự vệ, làm nhẹ hộp sọ, cộng hưởng giọng nói, góp phần vào sự phát triển mặt. Theo Hilding , lớp dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc xoang có khả năng diệt khuẩn và chứa đựng vật chất sinh ra sự miễn dịch, chống vật lạ, và sinh ra những protein kháng khuẩn. Theo Proetz, lượng dịch nhầy và thanh dịch tiết ra từ mũi xoang trong 24 giờ là khoảng 1lit. Khi viêm nhiễm lớp niêm mạc này phù xũng, tăng bài tiết dịch bất thường gây tăng áp lực trong xoang, sự bít tắc dịch tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Áp lực tăng đẩy dịch viêm tràn ra khỏi xoang, tràn đầy khoang mũi họng và cả hệ thống đường thở. Niêm mạc lót trong lòng đường thở phù viêm làm cho sự lưu thông không khí bị hạn chế, trên người bệnh xuật hiện triệu chứng thiếu ô xy ở các mức độ khác nhau. Sự phù viêm của niêm mạc trong xoang phát triển đến màng niêm mạc lót quanh lỗ xoang, làm cho khẩu kính lỗ xoang bé lại, rồi đến bít tắc. Quá trình bít kín của lỗ xoang làm cho sự thông khí giữa xoang và hốc mũi đình trệ, dịch trong xoang hoá mủ quá trình viêm xoang bắt đầu. Vì mối quan hệ liền kề và thông thương giữa các khoang trống xoang và mũi họng vòi nhĩ nên quá trình viêm này toả lan, không chỉ dừng lại ở một cơ quan. Sự bít tắc lỗ xoang không chỉ xẩy ra ở ngay lỗ xoang mà là ở cả một vùng các lỗ xoang tập kết ở khe giữa, gọi là vùng phức hợp lỗ ngách - Ostiomeatal Complex - OMC. Vùng này chứa dịch mủ viêm thoát ra từ các xoang trán, xoang sàng trước và xoang hàm, nó có thể bị khép kín lại bởi các dị hình giải phẫu cuốn mũi giữa, của bóng sàng, mỏm móc quá phát và lệch hoặc dầy vách ngăn mũi.

 Messerklinger  đã tiên phong đưa ra khái niệm rằng thiết lập lại sự thông khí và dẫn lưu niêm dịch theo qui trình sinh lý sẽ đem đến sự thay đổi cơ bản về bệnh lý mũi xoang mà không can thiệp đến niêm mạc trong xoang. Đây là lý lẽ để Kennedy  đưa ra thuật ngữ “mổ nội soi chức năng xoang” - Functional Endoscopic Sinus Surgery - FESS khi can thiệp giải phóng vùng lỗ ngách này. Phát triển quan điểm này là những kỹ thuật thuật nội soi xoang - Endoscopic Sinus Surgery - ESS, Conservative Endoscopic Sinus Surgery - CESS, và phẫu thuật nội soi chức năng tối thiểu – Minimal Endoscpic Sinuus Surgery - MESS hoặc còn gọi là Minimaly Invasive Sinus Technique - MIST [8].

Tuy nhiên, những năm 2010 các nghiên cứu mới đã kết luận viêm mũi xoang mạn tính - Chronic Rhinosinusitis - CRS  không chỉ gây nên do bệnh lý niêm mạc mũi xoang mà còn có sự tham gia của bệnh lý viêm xương . Lý do bệnh lý này đang dẫn các nhà ngoại khoa chuyển xu hướng phẫu thuật nội soi chức năng FESS quay trở lại với kỹ thuật kinh điển mở rộng – Primary Sinus Surgery [6,8,9], là tên gọi khác của phẫu thuật nội soi xoang ESS - Endoscopic Sinus Surgery.

Chuyên gia Trần Lệ Thủy