Thất âm (mat tieng) còn gọi là khản tiếng. Biểu hiện là tiếng nói của người bệnh thều thào khó nghe, kho noi có khi mất tiếng không nói được nữa. Nguyên nhân theo y học hiện đại là do nói nhiều, nóiliên tục trong một thời gian dài; do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm. Theo y học cổ truyền, thất âm có liên quan mật thiết với tạng phế và thận. Vì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Thận bị suy hư, dinh dưỡng yếu kém dẫn đến khả năng tạo âm của phế khí suy yếu.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị khàn tiếng. Sau đây là một số món ăn nước uống tốt cho người bệnh.

Cháo mía: mía đỏ 300g, gạo 100g. Mía đỏ ép và lọc lấy nước. Gạo vo sạch, cho vào nước mía nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày. Nếu trời lạnh cần cho thêm vào cháo 1 lát gừng mỏng.

Cháo củ cải: củ cải trắng 150g, gạo 100g, gừng 3 lát mỏng, đườngphèn 20g. Củ cải trắng rửa sạch nạo sợi nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín cho củ cải, gừng, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Cháo mật ong: nhân hạt mơ 3 hạt, gạo 100g, mật ong vừa đủ. Nhân hạt mơ bỏ vỏ the và đầu nhọn, sao vàng tán thành bột. Gạo vo sạch bỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu thành cháo, khi chín cho mật ong, nhân hạt mơ vào quấy đều cho tới khi sôi lại là được. Ăn cháo với mật ong, ngày 2 lần khi cháo còn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.

Cháo đậu xanh: đậu xanh 50g, lá dâu non 15g, lá tía tô 10g, muối vừa đủ. Lá dâu non, lá tía tô rửa sạch thái nhỏ. Đậu xanh đãi sạch giã dập, để cả vỏ cho vào nồi thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đậu nhừ rồi cho lá dâu, tía tô và muối vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói khi cháo còn nóng, ăn liền 3 ngày. Sau khi ăn đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Hình minh họaHình minh họa

Nước cam thảo đất: lá cam thảo đất 30g, lá rau má 20g, muốivừa đủ. Lá cam thảo đất, lá rau má rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml, thêm ít muối quấy đều chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

Nước chanh nướng: chanh 1 quả to, muối một nửa thìa cà phê. Dùng đũa cắm vào núm quả chanh nhưng không xuyên thủng qua bên kia, cho muối vào quả chanh qua lỗ đó rồi nướng quả chanh trên than hồng, khi vỏ chanh chín vàng đều là được. Vắt lấy nước chanh chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Nước hoa cúc: hoa cúc 12g, cát cánh 9g. Hoa cúc, cát cánh cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Nước củ năn:

củ năn 50g rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, khi củ chín, ăn củ và uống nước, ngày 1 lần. Cần ăn liền 3 ngày.

Nước mía đỏ: mía đỏ 300g, gừng 3 lát mỏng. Mía đỏ chẻ đôi, xếp gừng vào phần ruột mía sau đó kẹp 2 phần lại, buột chặt, nướng trên than hồng. Khi mía đã nóng đều thì ép lấy nước chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Lưu ý: Người bệnh cần chú ý ăn uống các món thanh nhiệt, giải độc như đậu xanh, chanh, cam, rau ngót… hoặc các món bồi bổ chân âm, tăng thêm tân dịch như thịt vịt, mận, nho, bạc hà, bắp cải, cải cúc… Không ăn các món xào, rán, nướng, mỡ động vật và các chất cay nóng, kích thích như ớt, tỏi, rượu bia…

Lương y ĐINH THUẤN