Mất tiếng là hiện tượng có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng đa phần, rối loạn giọng nói xảy ra chủ yếu ở các ngành nghề phải sử dụng tiếng nói, tiếng hát làm công cụ như: Giáo viên, MC, ca sĩ,... Hãy xem xét những nguyên nhân gây mất tiếng phổ biến hiện nay là gì và cách điều trị nào nên được áp dụng khi ai đó bị mất tiếng trong bài viết sau đây.
Mất tiếng nói là gì?
Mất tiếng là tình trạng không thể phát ra giọng nói, âm thanh bị rè, không có cao độ nên rất khó nghe. Tùy vào mức độ mà mất tiếng có thể một phần (từ ngữ nói ra không rõ và bị khàn) hoặc mất tiếng toàn bộ (chỉ là tiếng thì thầm).
Mất tiếng có thể xuất hiện đột ngột vào một thời điểm nào đó hoặc dần dần nếu bạn đã bị khàn giọng trước đó. Thông thường, mất giọng thường kèm theo đau họng, nuốt vướng, tức ngực và hụt hơi.
Mất tiếng kèm theo các triệu chứng ở cổ họng gây khó chịu và đau đớn khi nói
Về cơ bản, hầu hết các trường hợp mất tiếng đều có liên quan đến thanh quản. Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, bên trong là các dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường, dây thanh mở và đóng trơn tru, tạo ra âm thanh bằng cách rung động khi có luồng không khí đi từ phổi lên. Khi phát âm, dây thanh đóng mở, biến đổi dày, mỏng, căng, chùng theo từng âm tiết và tạo ra âm thanh trong trẻo với cường độ cao thấp khác nhau nhằm diễn đạt nhiều trạng thái tình cảm của người nói. Tuy nhiên nếu dây thanh rung động không đều hoặc phù nề, không khép kín sẽ dẫn đến giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm vần, thậm chí nói không thành tiếng.
Nguyên nhân nào khiến bạn bị mất tiếng?
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mất tiếng và những rối loạn giọng nói khác. Cụ thể:
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản là nguyên nhân gây mất tiếng phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do dây thanh bị nhiễm trùng trước sự gây hại của virus, vi khuẩn. Khi dây thanh quản sưng lên khiến chúng rung động khó khăn, dẫn đến mất giọng.
Trào ngược thanh quản
Acid dạ dày trào ngược vào cổ họng có thể gây ra nhiều triệu chứng ở thực quản (ống nuốt) cũng như trong cổ họng. Mất giọng, khó nuốt hoặc đau cổ họng là những triệu chứng phổ biến của trào ngược thanh quản. Lưu ý, trào ngược họng thanh quản khác với trào ngược dạ dày bởi nó chỉ tác động đến dây thanh và làm ảnh hưởng đến giọng nói, không gây ra chứng ợ hơi, ợ nóng.
Dịch dạ dày bị đẩy ngược lên cổ họng, tràn vào thanh quản gây khàn tiếng, mất giọng
>>> XEM THÊM: Khản tiếng lâu ngày có thể do trào ngược dạ dày - thực quản!
Lạm dụng giọng nói quá mức
Nói là một hoạt động vật lý đòi hỏi sự phối hợp hô hấp với việc sử dụng một số nhóm cơ. Việc sử dụng giọng nói quá lớn, kéo dài có thể dẫn đến những rắc rối về âm thanh, tương tự việc nâng tạ không đúng cách có thể gây chấn thương vùng lưng trong thể thao. Nếu cơ cổ và thanh quản bị căng thẳng quá mức, cùng với kỹ thuật thở kém trong suốt bài phát biểu sẽ khiến cổ họng mệt mỏi, thanh âm không rõ ràng, hụt hơi, mất tiếng. Lạm dụng giọng nói hay sử dụng quá mức sẽ khiến bạn có nguy cơ phát triển các tổn thương dây thanh, ví dụ như hạt xơ, polyp hay u nang.
Xuất huyết dây thanh
Nếu bạn đột nhiên bị mất giọng nói sau khi la hét, hát hò, cổ vũ, cổ họng thì đau rát thì rất có thể đã gặp phải tình trạng xuất huyết dây thanh quản. Bệnh là kết quả của một hoặc nhiều mạch máu trên bề mặt dây chằng và các mô mềm dây thanh âm bị tổn thương, vỡ nứt.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, mất tiếng có thể xảy ra do các yếu tố sau:
- Đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp (viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,…).
- Tổn thương thực thể ở thanh quản như hạt xơ, polyp, u nang.
- Chấn thương thanh quản: Đặt nội khí quản, mở khí quản, phẫu thuật…
- Các vấn đề về tuyến giáp: Cường giáp, suy giáp…
- Yếu tố tâm lý (stress, trầm cảm, sợ hãi).
Stress có thể là nguyên nhân gây mất tiếng tạm thời
Điều trị mất tiếng ra sao để cải thiện giọng nói?
Đối với trường hợp mất tiếng sau do nhiễm trùng đường hô hấp trên, giọng nói sẽ sớm được cải thiện mà không cần can thiệp quá nhiều. Ngược lại, khi bị mất giọng do các nguyên nhân bệnh lý, bạn cần có biện pháp điều trị chuyên biệt.
Cải thiện mất tiếng tạm thời
Cách đơn giản nhất để cải thiện chất lượng giọng nói, phòng tránh tái phát là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Theo chuyên gia, khi bị mất tiếng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế nói để dây thanh âm được nghỉ ngơi một thời gian.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm chút mật ong và vài giọt nước cốt chanh để chống viêm, bảo vệ niêm mạc hầu họng.
- Sử dụng thiết bị làm ẩm không khí giúp mở đường thở.
- Không hút thuốc lá, dùng bia rượu hay chất kích thích.
- Không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 25 độ C). Vào mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng.
Ngừng hút thuốc lá để không làm tổn thương thêm cho thanh quản
>>> XEM THÊM: Khàn tiếng, mất tiếng ở người già, trẻ nhỏ lúc giao mùa có đáng ngại?
Xử lý mất tiếng kéo dài
Khi bị mất tiếng kéo dài, ngoài việc chăm sóc đơn thuần, bạn có thể phải dùng thêm một số thuốc để điều trị. Cụ thể:
- Thuốc kháng sinh: Nếu mất tiếng đến từ các bệnh viêm đường hô hấp và do vi khuẩn gây ra thì bắt buộc phải dùng kháng sinh. Beta-lactam và macrolid là 2 nhóm kháng sinh thường được dùng nhiều nhất đối với trường hợp này.
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Những thuốc này có tác dụng giảm sưng phù ở dây thanh quản, cải thiện viêm, điển hình là alpha chymotrypsin.
- Các thuốc khác: Tùy vào từng triệu chứng đi kèm mà có thể kết hợp các thuốc tiêu đờm, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống trào ngược để điều trị cùng mất tiếng.
Tiêu Khiết Thanh giúp đẩy lùi khàn giọng, mất tiếng, phòng tránh tái phát
Mất tiếng không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người mắc vì những phiền toái mà nó đem lại trong cuộc sống. Để khôi phục giọng nói, ngoài việc thực hiện một lối sống khoa học, kết hợp các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như Tiêu Khiết Thanh cũng đã được kiểm chứng có hiệu quả tốt trong việc nâng đỡ thanh quản.
Tiêu Khiết Thanh có thành phần từ các thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh và sói rừng đều cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên. Những thành phần này còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi niêm mạc họng đang bị tổn thương, suy yếu do viêm nhiễm. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ giúp giảm ho, khàn tiếng trước mắt mà còn phòng tránh tái phát, giữ gìn sự trong sáng của giọng nói.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả từ thảo dược
Rất nhiều người đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh khi bị mất tiếng và nhận thấy giọng nói có sự chuyển biến tích cực chỉ sau một thời gian ngắn. Điển hình là trường hợp của ông Trần Minh Hoàng (Tây Ninh) trong video dưới đây:
Đầu năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát của người dùng về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Theo đó, có đến 90,8% khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm này.
Mất tiếng đôi khi chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng có là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiềm ẩn mà bạn không hay biết. Chủ động bảo vệ sức khỏe thanh quản bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày, ăn uống lành mạnh kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để giọng nói luôn trong trẻo nhé! Đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho chuyên gia nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp ở phần bình luận bên dưới.
Nguồn tham khảo
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice
https://health.clevelandclinic.org/losing-your-voice-whats-going-on-in-your-body/