Thanh quản được ví như “hộp thoại”, đảm nhận nhiệm vụ rung động để phát ra âm thanh, giúp thực hiện các hoạt động nói, hát,... Khi thanh quản bị viêm kéo dài, nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau họng, khàn tiếng, còn được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Vậy viêm thanh quản mạn tính có biểu hiện thế nào, nguyên nhân do đâu và làm sao để chữa trị, phòng ngừa? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời chính xác được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm thanh quản mạn tính là bệnh gì?

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại thanh quản, kéo dài trên 3 tuần. Tình trạng này gặp chủ yếu ở đối tượng thường xuyên phải sử dụng giọng nói hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn như giáo viên, ca sĩ, diễn giả, công nhân,...

Viêm thanh quản mạn tính thường khó điều trị và tốn nhiều thời gian để hồi phục. Quá trình viêm không được chữa trị đúng phương pháp có thể dẫn tới loạn sản, quá sản, thậm chí teo niêm mạc thanh quản, dẫn đến mất giọng vĩnh viễn.

Viem-thanh-quan-man-tinh-la-tinh-trang-viem-tai-thanh-quan-keo-dai-tren-3-tuan

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm tại thanh quản kéo dài trên 3 tuần

>>> XEM THÊM: Bệnh viêm thanh quản mạn tính được chia thành những dạng nào?

Dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản mạn tính

So với giai đoạn cấp, các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản mạn tính thường nặng nề và gây khó chịu hơn. Dấu hiệu đặc trưng nhất là khàn tiếng, khó nói. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng như:

  • Đau họng, rát họng, ngứa ngáy khu vực cổ họng.
  • Khàn giọng, nói không rõ âm thanh, thậm chí mất tiếng.
  • Một số trường hợp bị ho nhiều, thường là ho khan, không có đờm.
  • Trẻ em bị viêm thanh quản mạn tính có thể xuất hiện triệu chứng thở rít, thở khò khè, khó thở hoặc sốt cao.

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính là hệ lụy của tình trạng viêm thanh quản cấp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh còn do những nguyên nhân sau đây:

  • Lạm dụng giọng nói như nói nhiều, nói quá to hay nói gắng sức thời gian dài làm tổn thương dây thanh âm, từ đó dẫn đến viêm thanh quản mạn tính.
  • Mắc một số bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan không điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm thanh quản.
  • Hít phải các chất độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,...
  • Sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, ô nhiễm làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản.
  • Các bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, suy giáp, viêm khớp dạng thấp…

Lam-dung-giong-noi-trong-thoi-gian-dai-gay-viem-thanh-quan-man-tinh

Lạm dụng giọng nói trong thời gian dài gây viêm thanh quản mạn tính

>>> XEM THÊM: Viêm amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng chớ chủ quan

Cách chữa viêm thanh quản mạn tính hiệu quả

Viêm thanh quản mạn tính không chữa trị có thể thúc đẩy các tổn thương trên dây thanh phát triển như hạt xơ, polyp hay u nang, nặng hơn là ung thư thanh quản. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm viêm thanh quản mạn tính hiệu quả:

Thuốc tây giảm triệu chứng viêm thanh quản

Thông thường, các triệu chứng viêm thanh quản sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày nếu người bệnh có chế độ chăm sóc khoa học, sử dụng thuốc điều trị hợp lý. Một số thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh viêm thanh quản mạn tính gồm:

  • Thuốc kháng sinh amoxicillin, penicillin, cephalexin được sử dụng để giảm viêm thanh quản do nhiễm khuẩn. Đối với trường hợp viêm do virus, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh.
  • Thuốc kháng viêm corticoid, kháng histamin dùng cho trường hợp viêm thanh quản mạn tính do dị ứng. Thuốc giúp giảm viêm và phù nề nhanh chóng, từ đó cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng cổ họng.
  • Thuốc giảm ho, tiêu đờm như Alphachymotrypsin giúp cải thiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm.
  • Ngoài ra, người bệnh viêm thanh quản mạn tính có thể dùng thêm thuốc hạ sốt, thuốc ngậm làm dịu cổ họng,...

Amoxicillin-giup-giam-trieu-chung-viem-thanh-quan-man-tinh-do-nhiem-khuan

Amoxicillin giúp giảm triệu chứng viêm thanh quản mạn tính do nhiễm khuẩn

Phẫu thuật chữa viêm thanh quản mạn tính

Trường hợp bệnh nhân viêm thanh quản mạn tính kém đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc đã tiến triển đến các biến chứng như hạt xơ dây thanh, u dây thanh quản,... bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả cao, giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khá tốn kém chi phí.

Giảm viêm thanh quản nhờ Tiêu Khiết Thanh

Viêm thanh quản mạn tính không chỉ tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, ngoài các biện pháp trên, chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ nâng đỡ thanh quản như Tiêu Khiết Thanh để giảm nguy cơ tái phát.

Thành phần chính của Tiêu Khiết Thanh là cao rẻ quạt. Đây là dược liệu quý, được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nhờ có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây viêm đường hô hấp. Ngoài ra, sản phẩm còn có 3 thảo dược khác gồm bán liên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng, viêm thanh quản, từ đó cải thiện triệu chứng nóng rát, đau họng, khàn tiếng.

Tieu-Khiet-Thanh-ho-tro-dieu-tri-phong-ngua-benh-viem-thanh-quan-man-tinh

Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mạn tính

Đặc biệt hơn, gần đây Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế là cốm hòa tan dùng cho đối tượng trẻ nhỏ. Sản phẩm được bổ sung thêm các thành phần như kinh giới, cỏ lào cùng các vitamin, khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hô hấp, góp phần làm giảm ho, đau họng, khàn tiếng, viêm thanh quản hiệu quả, an toàn. Nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và hàng ngàn người tiêu dùng phản hồi tích cực. Trong đó có cô Nguyễn Thị Thu (Ninh Bình)h bị viêm thanh quản mạn tính lâu năm đã cải thiện nhờ Tiêu Khiết Thanh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô trong video dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng của sản phẩm:

Lối sống lành mạnh phòng ngừa viêm thanh quản mạn tính

Bên cạnh các phương pháp chữa viêm thanh quản kể trên, người bệnh nên kết hợp các biện pháp chăm sóc dưới đây để phòng tránh tình trạng này tái phát:

  • Đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, kết hợp với súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch cổ họng, giảm viêm nhiễm.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,... Bởi đây đều là các tác nhân làm tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 30 phút mỗi ngày, không nói to, nói lớn trong thời gian dài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng,...

Che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-ngan-ngua-viem-thanh-quan-man-tinh

Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa viêm thanh quản mạn tính

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến bệnh lý viêm thanh quản mạn tính mà bạn cần biết. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc còn băn khoăn gì về bệnh viêm thanh quản mạn tính, bạn có thể để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia.

Tham khảo: