Khản tiếng là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến thanh quản. Tùy vào nguyên nhân gây nên khản tiếng mà có hướng điều trị phù hợp và khắc phục được tình trạng khản tiếng nhiều hay ít.

Khản tiếng là triệu chứng hay gặp ở những người phải nói nhiều, nói to, nói liên tục, hay ở những người hút thuốc lá, uống rượu nhiều, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại hóa chất,… gây ảnh hưởng rõ rệt đến công việc và giao tiếp hàng ngày. Hiện nay, tỷ lệ những người mắc viêm thanh quản, khản tiếng khá cao, chiếm tới 20%. Thanh quản có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói, vì vậy các rối loạn về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng,… xuất hiện khi có biến đổi tạm thời hoặc lâu dài của thanh quản. Khản tiếng có chữa khỏi được không đang là mối băn khoăn của nhiều người, vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem khản tiếng có chữa khỏi được hay không nhé!

Khản tiếng có chữa khỏi được không?

Rối loạn giọng nói gây khản tiếng mất tiếng được gây ra bởi những biến đổi tạm thời của thanh quản nếu được điều trị đúng và kịp thời thì có thể chữa khỏi khản tiếng, nhưng với những trường hợp có biến đổi lâu dài của thanh quản thì việc điều trị khó khăn hơn, tình trạng khản tiếng cũng kéo dài và lặp lại nhiều lần. Dưới đây là một số biến đổi của thanh quản hay gặp giúp bạn hiểu và biết cách phòng bệnh.

-         Các trường hợp niêm mạc thanh quản bị viêm cấp tính: phù nề, sung huyết, xuất tiết nhầy bám vào dây thanh gây nên triệu chứng khản tiếng, ho,  ngứa, rát họng, nuốt đau,… Nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn, do sử dụng giọng nói quá mức gây tổn thương cấp tính niêm mạc thanh quản, hay do dị ứng với một tác nhân nào đó gây nên tình trạng viêm cấp tính niêm mạc thanh quản dẫn đến khản tiếng. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có các hướng xử trí khác nhau, với nguyên nhân do virus việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng chống viêm, giảm khản tiếng. Với nguyên nhân do vi khuẩn hoặc ban đầu là do virus sau đó có bội nhiễm thì cần phải sử dụng kháng sinh, chống viêm và các thuốc điều trị triệu chứng khác. Các trường hợp viêm cấp tính như: viêm họng cấp, viêm thanh quản cấp, cảm cúm, viêm mũi… nếu không được điều trị đúng, kịp thời hay kéo dài hơn 2 tuần có thể gây ra viêm mạn tính dẫn đến điều trị trở nên khó khăn hơn.

Viêm thanh quản mạn gây khản tiếng kéo dàiViêm thanh quản mạn gây khản tiếng kéo dài

-         Các trường hợp viêm mạn tính thanh quản làm dây thanh dày và cứng, kém rung động như: viêm thanh quản cấp tính không được điều trị triệt để, sử dụng giọng nói quá mức trong thời gian dài,… gây nên tình trạng khản tiếng kéo dài, bệnh hay tái đi tái lại, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật lấy bỏ tổn thương.

-         Ngoài ra còn một số trường hợp khác cũng gây nên tình trạng khản tiếng như polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh,… đây là những tổn thương tại chỗ của thanh quản làm dây thanh rung không đều, hoặc không khép kín được nên gây ra hiện tượng khản tiếng, mất tiếng. Việc điều trị cũng cần dựa vào mức độ tổn thương nếu nhẹ có thể dùng thuốc, hay can thiệp ngoại khoa lấy bỏ khối polyp, hạt xơ… Hay nặng hơn nữa là ung thư thanh quản với triệu chứng khản tiếng là dấu hiệu luôn luôn có, việc điều trị cũng cần được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sỹ và những người bệnh mắc khản tiếng, mất tiếng ưu tiên sử dụng đó là các liệu pháp từ thiên nhiên vừa có tác dụng phòng bệnh, lại vừa không có tác dụng phụ. Nổi bật trong các dòng sản phẩm đó là Tiêu Khiết Thanh được tổng hợp từ các thảo dược như rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng vừa giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng như đau họng, khản tiếng, mất tiếng… hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm thanh quản lại vừa tiện dùng, dễ sử dụng.

Cô Võ Thị Ngọc Nga (54 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) là một trong những bệnh nhân đã gặp không ít phiền toái mà căn bệnh viêm thanh quản mạn tính gây ra, cô nói "Đêm ngủ thì ngạt mũi, sáng dậy là thấy lùng bùng trong tai, khản tiếng, nói giọng như vịt kêu”. Khi lên lớp, có lúc cô nói không ra tiếng, giọng khản đặc khiến ảnh hưởng rất nhiều đến công việc giảng dạy. Nhưng rồi cô cũng tìm ra được phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ những phiền toái này, sau một lần xem ti vi cô được biết đến sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, cô chia sẻ: “Mỗi ngày tôi uống Tiêu Khiết Thanh 3 lần (sáng, trưa và chiều), mỗi lần 2 viên sau khi ăn xong. Tôi uống trong vòng khoảng 6-7 tháng, đến tháng 5/2014 thì dừng. Sau thời gian nghỉ hè vào năm học mới, khi công tác giảng dạy trở lại, tôi bỗng nhận ra là mình đã có thể nói chuyện lâu, giảng bài nhiều mà không bị khản giọng, tai không còn ù. Tối ngủ cũng hết khó thở và nghẹt mũi. Tôi vui nhất là lấy lại sự tự tin thoải mái khi giảng bài, giọng mình trở lại truyền cảm, dễ nghe, học trò dễ tiếp thu, cảm giác sung sướng lắm!"