Sức khỏe thanh quản là một điều quan trọng với những người làm công việc thường xuyên phải nói, hát như giáo viên hay ca sĩ. Việc giọng bị khàn khi hát không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm hiệu suất lao động và ảnh hưởng đến công việc của họ. Vậy phải làm sao để giọng nói không bị khàn, tránh xa khàn tiếng khi hát?

Nguyên nhân gây khàn giọng khi hát

Khàn giọng là hiện tượng phổ biến và thường xuất hiện sau những đợt cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, nó sẽ xảy ra nhiều hơn ở một số người sử dụng giọng nói làm công cụ để lao động như ca sĩ, phát thanh viên…

Về cơ bản, giọng bị khàn khi hát là kết quả của việc lạm dụng giọng trong thời gian dài mà không có thời gian hồi phục. Hai nếp gấp thanh quản là các cơ ở bên trong thanh quản và cũng giống như bất kỳ nhóm cơ nào khác trên cơ thể, chúng sẽ bị mệt, đau và không thể hoạt động hiệu quả khi cố gắng liên tục. Điều này có nghĩa là giọng hát sẽ bị mệt, hết hơi, đuối sức, âm thanh phát ra có cảm giác cộm, đi kèm với đó là khô miệng.

Ngoài lý do thanh quản bị mệt vì phải hoạt động trong thời gian dài, giọng bị khàn khi hát cũng có thể đến từ một số nguyên nhân khách quan khác, ví dụ dùng thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamin là một liệu pháp hữu ích khi bị dị ứng bằng cách làm khô màng nhầy trong các hốc xoang và cổ họng. Nhưng đôi khi, thuốc gây khô quá mức, khiến các nếp gấp thanh quản không có lớp chất nhờn cần thiết để hoạt động tối ưu. Khi điều đó xảy ra, giọng nói dễ bị tổn thương và mất tính linh hoạt dẫn đến khàn tiếng.

Giong-bi-khan-khi-hat-thuong-la-do-thanh-quan-bi-kich-ung-hoac-su-dung-qua-muc

Giọng bị khàn khi hát thường là do thanh quản bị kích ứng hoặc sử dụng quá mức

>>> XEM THÊM: Khàn giọng, hụt hơi hậu Covid-19 nên làm gì để cải thiện?

4 cách giữ giọng hát không bị khàn hiệu quả bất ngờ

Để duy trì bảo vệ giọng hát của mình, bạn cần nắm chắc 4 lời khuyên được chuyên gia đưa ra dưới đây:

Nói vừa đủ, bổ sung nước khi phải nói nhiều

Như đã phân tích, dây thanh quản có thể căng cứng và mệt mỏi khi phải hoạt động hết công suất. Vậy biểu hiện nào cho thấy dây thanh bị quá tải? Đó là khi bạn hát hay nói mà có cảm giác hơi tức kèm theo đau ở vùng giữa cổ kèm theo khô miệng. Lúc này, bạn cần dừng lại nghỉ ngơi một chú, uống từng ngụm nước nhỏ để cấp ẩm lại cho vùng họng.

Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng các loại nước ép trái cây như nước dừa, nước cam vừa giúp tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng vừa làm ẩm niêm mạc dây thanh quản. Nhờ đó, phòng tránh tình trạng khô ráp niêm mạc dây thanh khiến hai mép dây thanh cọ vào nhau gây tổn thương và viêm.

Tập luyện giọng

Tập luyện giọng cũng là phương pháp khá hay để có một giọng nói trong sáng, dễ nghe. Bạn cần biết cách tận dụng các khoang cộng hưởng (khoang miệng, khoang mũi, trần vòm) để giảm sự tì đè của không khí lên dây thanh khi nói, hát bởi không khí dễ làm khô và gây tổn thương dây thanh. Sau đó đẩy âm thanh lên phía trên vòm họng kết hợp thở qua mũi, kết hợp sự chỉ huy não bộ cùng lưỡi, môi, răng... sẽ tạo thành lời nói.

Lưu ý, không hát bằng cổ họng mà cần sử dụng hơi thở thông qua sự hỗ trợ của cơ hoành. Hát đúng cho phép dây thanh quản thư giãn giúp giọng nói rõ hơn, đồng thời giảm tình trạng hụt hơi, mất sức khi hát quá nhiều.

Tap-luyen-hoi-tho-giup-keo-dai-hoi-tho-han-che-tinh-trang-khan-khi-hat

Tập luyện hơi thở giúp kéo dài hơi thở, hạn chế tình trạng khàn khi hát

Tránh xa các chất độc hại

Hút thuốc lá, vaping hoặc bất cứ thứ gì đều có thể hủy hoại giọng hát của bạn vĩnh viễn. Khi bạn hít phải khói thuốc, thanh quản sẽ bị kích ứng dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, các hạt phấn hoa, bụi bẩn cũng có thể làm khô các dây thanh âm và gây khó chịu cho chúng.

Đối với rượu, đây chính là thủ phạm gây mất nước dẫn đến viêm. thanh quản và khiến giọng của bạn bị khàn khi hát. Caffeine hay những thức uống chứa cồn khác cũng hoạt động tương tự khi làm cổ họng nhanh khô và ngứa.

Ngủ đủ giấc

Một giọng nói mệt mỏi, cũng giống như một cơ thể mệt mỏi nên dễ bị chấn thương hơn. Vì vậy, nó cần thời gian để tái tạo bằng cách nghỉ ngơi càng lâu càng tốt. Thanh âm được nghỉ ngơi giúp các nếp gấp thanh quản mỏng manh có thời gian để phục hồi và chữa lành.

>>> XEM THÊM: Cháo mật ong tốt với người bị khàn tiếng

Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp bảo vệ thanh quản, giúp giọng không bị khàn khi hát

Bên cạnh việc sử dụng giọng hát vừa phải, tập luyện hơi thở và thay đổi lối sống, để bảo vệ thanh quản, nhiều người đã kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Đi đầu trong số đó là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh có chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt. Rẻ quạt là dược liệu quý của y học cổ truyền và được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh về họng, thanh quản. Nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc cũng đã cho thấy, trong thân rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên. Nhờ đó, rẻ quạt giúp giảm nhanh ho, đau họng, khàn tiếng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Đồng thời, sản phẩm còn được bổ sung các thảo dược khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh có tác dụng diệt vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên, bảo vệ thanh quản.

Tieu-Khiet-Thanh-giup-bao-ve-giong-hat-day-lui-khan-tieng

Tiêu Khiết Thanh giúp bảo vệ giọng hát, đẩy lùi khàn tiếng

Sử dụng Tiêu Khiết Thanh để giọng nói luôn trong trẻo, tránh xa khàn tiếng là cách được nhiều người lựa chọn, trong đó có cô Nguyễn Thị Thu (Gia Viễn, Ninh Bình) trong video dưới đây:

 

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

Giọng bị khàn khi hát khiến bạn bực bội, khó chịu và ảnh hưởng đến công việc nếu bạn là một ca sĩ chuyên nghiệp. Để cải thiện điều này, bạn nên điều chỉnh những thói quen trong ăn uống, sinh hoạt kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày!

Hãy để lại câu hỏi cho chuyên gia trong phần bình luận bên dưới trong trường hợp bạn có thắc mắc chưa được giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo

https://www.schoolofrock.com/resources/vocals/7-tips-on-how-to-keep-your-singing-voice-healthy

https://www.backstage.com/magazine/article/2-causes-of-vocal-hoarseness-how-you-can-soothe-your-voice-68088/

https://completevocal.institute/hoarseness/