Khản tiếng, mất tiếng nhiều khi chỉ được coi là “bệnh vặt” nhưng nó lại trở thành nỗi lo của những người phải thường xuyên sử dụng giọng nói làm công cụ lao động, trong đó có nghề giáo viên. Bởi vậy, việc bảo vệ giọng nói là yếu tố quan trọng giúp các đối tượng này có thể tiếp tục công việc mà họ yêu thích. Vậy cần lưu ý gì khi mắc khản tiếng, mất tiếng?
Đối tượng nào dễ mắc khản tiếng, mất tiếng?
Thanh quản gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Ở những người nghề nghiệp đòi hỏi phải nói nhiều, nói to, thanh quản rất dễ bị tổn thương. Các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi ở dây thanh hoặc các chất dịch tiết do viêm mũi, viêm xoang,... chảy xuống họng, bám vào dây thanh gây viêm, sùi. Biểu hiện của viêm thanh quản (VTQ) là khản tiếng ngày càng tăng dẫn đến phát âm khó khăn, mất tiếng. Ở viêm thanh quản cấp, triệu chứng bắt đầu thường là: sốt nhẹ, mệt mỏi, khô rát họng, chảy nước mũi, khó nói… Đến giai đoạn nặng thì xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.
Những người làm nghề hay phải nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,… thường dễ bị viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng nhất. PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho biết: có tới 29,9% giáo viên tiểu học mắc bệnh về giọng do viêm thanh quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ. Bởi vậy, việc điều trị và phòng tái phát viêm thanh quản là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra là những người có công việc phải sử dụng nhiều đến giọng nói cần lưu ý gì khi mắc khản tiếng, mất tiếng?
Cần lưu ý gì khi mắc khản tiếng, mất tiếng?
Để hết khản tiếng, trước tiên cần cho thanh quản nghỉ ngơi, tránh nói to, nói nhiều, xông hơi, uống nước ấm pha chanh hoặc mật ong. Khi bị viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, cần ngưng hút thuốc và uống rượu, giữ ấm cổ ngay cả khi thời tiết không lạnh, nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, soup... Đối với giáo viên, dẫn chương trình... là những người thường xuyên phải nói nhiều thì nên cho thanh quản có thời gian nghỉ ngơi tối đa có thể. Có thể dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng bằng nước ấm thường xuyên sẽ giúp thanh quản không bị khô. Ngừng hút thuốc lá, không ăn các đồ ăn cay nóng.
Trong y học cổ truyền, Rẻ quạt là vị thuốc vị thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, cồn rẻ quạt giúp ức chế các chủng vi khuẩn, virut gây những bệnh về đường hô hấp, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản mà hiệu quả từ loại cây này
- Bài thuốc trị họng sưng đau, ăn uống khó: Rễ rẻ quạt tươi cho vào với giấm rồi nghiền nát, vắt lấy nước cốt để ngậm đến khi nước bọt ra nhiều thì nhổ đi.
- Bài thuốc chữa ho nhiều đờm do nắng nóng: Dùng 8-10g rễ rẻ quạt sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần trong ngày.
- Bài thuốc chữa viêm họng cấp tính nhẹ: Dùng 9g rễ rẻ quạt, 6g bạc hà, 9g kim ngân hoa, 6g cam thảo, sắc lấy nước uống trong ngày.
Tác dụng chữa viêm thanh quản từ Rẻ quạt
Bên cạnh đó, hiện nay, để tăng cường hiệu quả và tiện cho việc sử dụng, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chủ yếu, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng để bào chế theo dây chuyền hiện đại thành dạng viên nén tiện dùng mang tên Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng đau họng, giảm viêm và đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng, tìm lại sự trong sáng của giọng nói, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Thanh dùng phù hợp cho những người có tính chất công việc phải thường xuyên nói nhiều, dễ mắc viêm thanh quản: như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng…
Là giáo viên 13 năm trong nghề, chị Nguyễn Thị Hà- sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với bệnh viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng. Chị đi khám thì được kết luận là hạt xơ dây thanh, sau khi phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh tình trạng khản tiếng có giảm nhưng vẫn bị viêm họng. Sau đó chị được đồng nghiệp mách dùng Tiêu Khiết Thanh, chị nói: "Từ khi phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh và sử dụng Tiêu Khiết Thanh đến nay, tình trạng viêm họng của tôi đã giảm hẳn, giọng nói trong sáng, giảng bài cũng không phải dùng thiết bị trợ giảng nữa”.
Để bảo vệ giọng nói, bên cạnh dùng Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân nên có những bài tập phát âm, tránh sử dụng giọng nói quá mức, đồng thời nên vệ sinh họng miệng thường xuyên.
Hà Thủy