Nếu bạn là người hay mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc phải sử dụng giọng nói nhiều trong công việc thì khản tiếng có thể thường xuyên “ghé thăm” bạn. Do đó bạn cần biết rõ về khản tiếng và 5 lời khuyên từ chuyên gia giúp trị khản tiếng dưới đây!

Khản tiếng - một bệnh lý có tính chất nghề nghiệp

Theo Lesley Childs - Trợ lý giáo sư Khoa Thanh quản và Giọng nói của Trung tâm Chăm sóc giọng nói lâm sàng, Southwestern (Mỹ) chia sẻ: “Những bệnh nhân đến khám ở trung tâm làm ở các ngành nghề khác nhau như: ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, luật sư, nhân viên chăm sóc khách hàng… và đặc biệt họ đều có điểm chung là sử dụng giọng nói nhiều, nói to, nói lớn trông công việc hằng ngày, dẫn đến vấn đề rối loạn phát âm, gây khản tiếng, mất tiếng”.

 Khản tiếng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu

Khản tiếng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu

Do đó khi bị khản tiếng, việc phát âm gặp trục trặc, làm giọng nói của bạn trở nên bất thường, ảnh hưởng đến giao tiếp trong cuộc sống và công việc của người bệnh.

5 lời khuyên từ chuyên gia giúp trị khản tiếng

1. Bạn hãy nghỉ ngơi, để thời gian cho dây thanh quản phục hồi

Nếu bạn đang bị khản tiếng do viêm thanh quản, đau họng, viêm họng, hoặc cảm lạnh thì đừng cố gắng nói hay hát. Bạn cần hạn chế nói, kể cả nói thầm cũng sẽ gây bất lợi cho dây thanh của bạn trong thời điểm này. Nếu bắt buộc phải nói thì hãy sử dụng các dụng cụ khuếch đại âm thanh để tránh phải nói to, nói lớn, gây tác động có hại lên thanh quản.

2.     Uống nhiều nước giúp giảm khản tiếng

Các dây thanh quản trong quá trình hoạt động tạo ra âm thanh rất cần được bảo vệ và bôi trơn. Nước giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng từ đó sẽ giúp cho các dây thanh âm được bảo vệ và bôi trơn. Khi tạo ra âm thanh, dây thanh quản rung mỗi giây tới vài trăm lần, và tổn thương mô có thể xảy ra khi chúng không được bôi trơn đúng cách. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy bổ sung khoảng 2,5 lít nước tinh khiết để có một giọng nói trong sáng.

3.    Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách

Súc miệng bằng nước muối ấm và đánh răng sau bữa ăn sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp trên và gây bệnh. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để xịt trực tiếp vào cổ họng, nước muối sinh lý có tính sát khuẩn sẽ giúp diệt vi khuẩn, virus gây bệnh hiệu quả.

4.     Phẫu thuật dây thanh

Đây là phương pháp lựa chọn cuối cùng cho tình trạng khản tiếng, mất tiếng, rối loạn phát âm. Tuy nhiên, có thể có một số nguy cơ trước, trong và sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có thể lo sợ rằng, giọng nói của mình sẽ bị mất đi vĩnh viễn sau khi phẫu thuật. Do đó các biện pháp bảo tồn vẫn được đánh giá cao hơn cả.

5. Cải thiện khản tiếng bằng thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, phương pháp hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng bằng thảo dược là xu hướng đang được rất nhiều người tin tưởng bởi đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả bền vững. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong công nghệ bào chế mà các nhà khoa học đã đưa những công thức bài thuốc này trở lại với người bệnh. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là Tiêu Khiết Thanh - với thành phần chính là cây rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ. 

Tiêu Khiết Thanh vinh dự được nhận giải thưởng "Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em" để ghi nhận những cống hiến của sản phẩm với cộng đồng.

Thu Hà