Theo thông tin thống kê tỷ lệ những người mắc các vấn đề về giọng nói chiếm tỷ lệ khá cao. Có tới khoảng 1/5 dân số thường xuyên mắc bệnh thanh quản và hầu hết mọi người đều có một số lần mắc cảm cúm, đau họng, khản tiếng trong đời. Và đâu là “thủ phạm” gây ra các biến đổi về âm sắc như khản tiếng, mất tiếng…  ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, thậm chí còn khiến nhiều người phải nghỉ việc, bỏ việc.

 5 thủ phạm gây đau họng, khản tiếng, mất tiếng

1.     Công việc phải sử dụng giọng nói nhiều

Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân do nghề nghiệp như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng… là những nghề phải thường xuyên sử dụng giọng nói nhiều nên dễ gây ra những tổn thương lớp niêm mạc thanh quản kéo dài dẫn đến đau họng khản tiếng, mất tiếng. Đây là những đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn bởi giọng nói, thậm chí nhiều người phải từ bỏ công việc mà mình yêu thích.

Giáo viên dễ bị khản tiếng do phải sử dụng giọng nói nhiều 

Giáo viên dễ bị khản tiếng do phải sử dụng giọng nói nhiều

2.     Hút thuốc lá, rượu bia quá mức

Những nguyên nhân thường gặp tiếp theo phải kể đến đó là hút thuốc, uống rượu nhiều dẫn đến lớp niêm mạc thanh quản dễ bị viêm, bị phù nề và gây ra tình trạng đau họng, khản tiếng, mất tiếng. Nặng hơn có thể gây bội nhiễm, thanh quản càng phù nề làm cho sự rung động của thanh đới bị cản trở và gây khản hoặc mất tiếng.

3.     Do virus, vi khuẩn

Thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, ban đầu biểu hiện viêm mũi họng sau đó lan rộng hơn gây viêm thanh quản, thường đi kèm với bệnh cúm.

4.     Tổn thương thực thể

Các tổn thương tại đường hô hấp trên như u lành dây thanh, polyp, loét ở thanh quản do vi khuẩn, do nấm, giang mai thanh quản…. Với những trường hợp này, ngoài khản giọng kéo dài, bệnh nhân thường kèm theo khó nuốt, đau họng.

5.     Một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây đau họng, khản tiếng

Các bệnh lý có thể gây đau họng, mất tiếng  như nhược cơ, tổn thương dây thần kinh thanh quản, thiểu năng tuyến giáp, rối loạn thần kinh trung ương... Bệnh lý tiêu hóa như chứng trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dịch vị bị trào ngược dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hầu họng gây đau họng từ đó gây ảnh hưởng tới phát âm.

Phòng ngừa và điều trị đau họng, khản tiếng, mất tiếng hiệu quả

- Trước hết cần đánh giá tình trạng đau họng khản tiếng hay mất tiếng là cấp tính hay mạn tính. Nếu biểu hiện khản tiếng đột ngột thì rất có khả năng là tình trạng viêm cấp do virus hoặc vi khuẩn. Thông thường sau 7 – 10 ngày điều trị thì tình trạng này sẽ giảm. Nếu đã kéo dài trên 15 ngày thì cần phải đi khám sớm xem có những tổn thương thực thể nào không như hạt xơ, polyp, liệt dây thanh…

- Ngoài ra cần khám các bệnh lý liên quan và điều trị triệt để như viêm amidan, viêm mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh thần kinh…

- Còn đối tượng do tính chất của nghề nghiệp thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giọng nói và hạn chế gào thét quá mức.

- Tăng cường hoa quả giàu vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng.

- Nên uống nhiều nước, sử dụng nước trà ấm, hạn chế nước lạnh…

- Đeo khẩu trang tránh bụi, có dụng cụ bảo hộ lao động trong môi trường hóa chất độc hại, ô nhiễm.

-  Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ thanh quản và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính như Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là cao rẻ quạt, kết hợp với các dược liệu quý khác như cao bồ công anh, cao bán biên liên, cao sói rừng… giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm phù nề niêm mạc họng, từ đó giảm đau họng, khản tiếng, mất tiếng và làm cho giọng nói trong sáng hơn. 

Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự được giải thưởng “Tin và Dùng” của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.

 Thu Trang