Tết cổ truyền gần kề, đây là dịp mọi người trong gia đình sum họp, cũng là dịp mọi người khoe tiếng hát cho người thân để tăng không khí náo nhiệt, đầm ấm. Những đầu máy karaoke đều hoạt động hết công suất. Không hát không vui, mà hát thì ai cũng lo bị khản tiếng. Vậy có cách nào chữa và phòng ngừa tình trạng khản tiếng hiệu quả để Tết được thỏa sức hát karaoke? Dưới đây là những mẹo chữa khản tiếng bằng các món ăn và thức uống ngày Tết!

4 món ăn chữa khản tiếng, thoải mái hát hò ngày Tết

Ngày Tết, đâu đâu cũng là xôi, giò, thịt, chả… đôi khi lại gây cảm giác chán ăn. Nhưng bạn bè tụ họp, anh em gặp mặt phải uống bia rượu, hò hét, không ăn làm sao có sức cho cuộc chơi. Thế nên nếu bạn lót dạ bằng một trong 4 món cháo sau thì tha hồ mà chơi Tết lại không lo khản tiếng, đau họng sau khi uống bia rượu hay hát hò thả ga.

Cháo mía: Đây là món ăn ngon và lạ miệng cho bạn đấy nhé. Tuy lạ nhưng làm thật đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị: mía đỏ 300g, gạo 100g. Mía đỏ ép và lọc lấy nước. Gạo vo sạch, cho vào nước mía nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Nếu trời lạnh cần cho thêm vào cháo 1 lát gừng mỏng. Đơn giản thế thôi nhưng hiệu quả trong vấn đề khản tiếng lắm nhé!

Cháo củ cải: Món này thì quen thuộc quá rồi, củ cải ngày Tết rất nhiều. Bạn chuẩn bị: củ cải trắng 150g, gạo 100g, gừng 3 lát mỏng, đường phèn 20g. Củ cải trắng rửa sạch nạo sợi nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín cho củ cải, gừng, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày. Không cần cao lương mỹ vị mà ngày Tết vẫn ấm dạ, nhẹ họng.

 chao-cu-cai

Cháo củ cải chữa khản tiếng

Cháo mật ong: Nghe tới thôi là đã thấy ngọt ngào ấm họng rồi chứ đừng nói tới ăn. Tuy nhiên cách chế biến hơi phức tạp hơn hai món cháo trên một chút. Để có món cháo mật ong, bạn cần có 3 nhân hạt mơ, gạo 100g, mật ong vừa đủ. Khi chuẩn bị đầy đủ rồi, bạn bỏ vỏ và đầu nhọn của nhân hạt mơ, sau đó sao vàng tán thành bột. Gạo vo sạch bỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu thành cháo, khi chín cho mật ong, nhân hạt mơ vào quấy đều cho tới khi sôi lại là được. Ăn cháo với mật ong, ngày 2 lần khi cháo còn nóng. Chỉ thế thôi là khản tiếng chỉ có “say goodbye!”.

Cháo đậu xanh: Món này cũng rất hấp dẫn và hiệu quả trong việc làm dịu giọng khi khản tiếng. Bạn cần mua đậu xanh 50g, lá dâu non 15g, lá tía tô 10g, muối vừa đủ. Lá dâu non, lá tía tô rửa sạch thái nhỏ. Đậu xanh đãi sạch giã dập, để cả vỏ cho vào nồi thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đậu nhừ rồi cho lá dâu, tía tô và muối vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói khi cháo còn nóng, ăn liền 3 ngày. Nếu mà có thêm triệu chứng của cảm lạnh thì sau khi ăn xong, bạn đắp chăn ấm cho ra mồ hôi, 2-3 ngày là khỏi hẳn.

5 thức uống chữa khản tiếng giúp bạn hát karaoke thả ga

Ăn thì phải có uống, nếu bạn kết hợp các món cháo trên cùng một trong 5 loại thức uống sau đây thì dịp Tết này bạn tha hồ mà hát hò không lo khản tiếng nhé:

Nước cam thảo đất: Chuẩn bị lá cam thảo đất 30g, lá rau má 20g, muối vừa đủ. Lá cam thảo đất, lá rau má rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml, thêm ít muối quấy đều chia 2 lần uống trong ngày.

Nước chanh nướng: Chanh 1 quả to, muối một nửa thìa cà phê. Dùng đũa cắm vào núm quả chanh nhưng không xuyên thủng qua bên kia, cho muối vào quả chanh qua lỗ đó rồi nướng quả chanh trên than hồng, khi vỏ chanh chín vàng đều là được. Vắt lấy nước chanh chia 4 lần uống trong ngày.

chanh-chua-khan-tieng 

Nước chanh nướng chữa khản tiếng

Nước hoa cúc: Hoa cúc ngày tết không chỉ dùng trang trí cho ngôi nhà tràn sắc xuân mà còn có thể chữa khản tiếng. Bạn chuẩn bị: hoa cúc 12g, cát cánh 9g. Hoa cúc, cát cánh cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Một bát cháo mật ong sau đó là một ly nước hoa cúc sẽ mang lại giọng nói trong sáng hơn bao giờ hết.

Nước củ năng: Chuẩn bị 50g củ năng sau đó rửa sạch, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, khi củ chín, ăn củ và uống nước, ngày 1 lần. Củ năng mát dịu sẽ giúp cổ họng bớt đau rát, thanh quản bớt phù nề, giọng nói thanh cao hơn.

Nước mía đỏ: Tận dụng phần mía còn lại sau khi nấu cháo, bạn có thể làm thêm một cốc nước mía thanh ngọt nhé. Bạn cần mía đỏ 300g, gừng 3 lát mỏng. Mía đỏ chẻ đôi, xếp gừng vào phần ruột mía sau đó kẹp 2 phần lại, buộc chặt, nướng trên than hồng. Khi mía đã nóng đều thì ép lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

Tiêu Khiết Thanh cho giọng nói trong sáng hơn trong ngày Tết

Ngoài 9 món ăn và thức uống trên thì còn một cách nhanh hơn và có tác dụng ngay, đó là sử dụng các sản phẩm thảo dược được bào chế thành dạng viên nén tiện dùng, hiệu quả. Một sản phẩm tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm làm từ các thảo dược thiên nhiên như rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng; không hề có tác dụng phụ, giúp cho người bị khàn tiếng lấy lại được giọng nói trong trẻo hơn bình thường. Nhờ vậy mà bạn sẽ chẳng còn lo lắng khi Tết đến phải tất bật đủ các phương pháp chữa khản tiếng sau khi hát hò, nói lớn, nói nhiều.

khan-tieng 

Không lo khản tiếng ngày Tết

Cùng lắng nghe chia sẻ của những bệnh nhân khản tiếng từng dùng Tiêu Khiết Thanh và ý kiến của chuyên gia:

Ông Phạm Văn Hộ (77 tuổi ở Vũ Năng An, Phường Hạ Long, Thành phố Nam Định) rơi vào tình trạng khản tiếng dai dẳng, nói hụt hơi, thường xuyên mất tiếng và từng phải bỏ nghề. Nhưng thật may mắn, sau 2 tháng áp dụng phương pháp điều trị phù hợp mà ông đã chấm dứt được hoàn toàn tình trạng khản tiếng, lấy lại được giọng nói trong sáng - điều mà ông hằng khao khát suốt 20 năm qua! Thậm chí, ông Hộ còn tự tin tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh Nam Định.

Cô Võ Thị Ngọc Nga (Đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM) là giáo viên tiểu học, thường xuyên phải nói nhiều nên giọng nói dần dần bị khản đi, có lúc còn bị ù tai, đêm ngủ thì ngạt mũi, sáng dậy là thấy lùng bùng trong tai, khản tiếng. Thật may mắn, nhờ xem tivi biết đến Tiêu Khiết Thanh: “Mỗi ngày tôi uống Tiêu Khiết Thanh 3 lần, mỗi lần 2 viên sau khi ăn xong. Tôi uống khoảng 6 tháng thì dừng. Sau thời gian nghỉ hè vào năm học mới, khi công tác giảng dạy trở lại, tôi bỗng nhận ra là mình đã có thể nói chuyện lâu, giảng bài nhiều mà không bị khản giọng, tai không còn ù. Tối ngủ cũng hết khó thở và nghẹt mũi. Tôi đánh giá bệnh của mình đã cải thiện 80%-90%”. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Nga qua video dưới đây:

Khi có các dấu hiệu của tình trạng đau họng, khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản, viêm amidan,... vui lòng liên hệ số điện thoại 0917.212.364 (hoặc add Zalo/Viber/gọi, nhắn tin) để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết, cụ thể hơn.

Khánh Vũ