Nhiều người hay bị khản tiếng nhất là thời tiết lạnh, chuyển mùa và nghĩ mình chỉ đơn thuần bị bệnh cảm cúm, viêm họng, ho khan nên tự mua thuốc uống. Bệnh có thể thuyên giảm do viêm thanh quản nhưng cũng có trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn do ung thư thanh quản. Do đó, khi bị khản tiếng kéo dài cần đi khám để điều trị đúng tránh những biến chứng khôn lường.
Dấu hiệu khản tiếng cảnh báo 3 bệnh lý nguy hiểm
Khản tiếng là do những thay đổi cấu trúc trong thanh quản hoặc những bất thường về mặt chức năng thanh quản. Những nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do viêm (làm việc trong môi trường lạnh, tiếp xúc với hóa chất), nhiễm khuẩn (do môi trường khói, bụi), khối u, yếu tố thần kinh, bẩm sinh. Từ một triệu chứng rất đơn giản là khản tiếng nhưng nếu kéo dài dai dẳng trong hơn 3 tuần thì có thể đã là dấu hiệu của nhiều loại bệnh.
1. Viêm thanh quản gây tình trạng khản tiếng kéo dài
Viêm thanh quản gây khản tiếng kéo dài
Thông thường có 3 nguyên nhân phổ biến gây khản tiếng trong đó viêm thanh quản là bệnh hay gặp nhất, thường do virus, nếu bội nhiễm thứ phát vi khuẩn thì bệnh sẽ nặng hơn. Ở trẻ em, viêm thanh quản thường nặng hơn người lớn vì đường thở của trẻ nhỏ hơn và khi phù nề thì dễ bít tắc hơn. Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị viêm hay bị kích thích. Điều này gây ra sưng biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói của người bệnh bị biến dạng, gây khản tiếng. Chưa kể tới việc viêm thanh quản do nhiễm khuẩn, nếu để lâu sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng toàn bộ đường hô hấp.
2. U nhú thanh quản hay polyp thanh quản
Nguyên nhân tiếp theo là u nhú thanh quản hay còn gọi là u lành tính Papilloma. Triệu chứng khởi bệnh cũng là khản tiếng kéo dài. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng vẫn gặp ở thanh niên và người lớn. U nhú thanh quản có cấu trúc lan tỏa nên có thể chuyển thành ung thư. Khi phát hiện u nhú thanh quản sẽ phải bấm sinh thiết và phẫu thuật cắt bỏ u. Loại u này rất hay tái phát vì thế người bệnh phải tái khám định kỳ, nếu không sẽ gây tình trạng bít đường thở, bệnh nhân ở xa đến cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng, có đầy đủ phương tiện cấp cứu không kịp sẽ tử vong.
3. Ung thư dây thanh
Ung thư dây thanh thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá, thuốc lào lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng. Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ là tình trạng khản tiếng kéo dài, nếu phát hiện sớm ung thư mới khu trú trên một dây thanh, lúc đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt thanh quản bán phần. Bệnh nhân vẫn nói được nhưng khản tiếng. Chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể bị mất tiếng, kèm theo là cảm giác khó thở và khó nuốt,… nguyên nhân do khối u lớn dần lên và chèn vào dây thanh quản. Trong bệnh này, sử dụng thuốc kháng sinh là không có tác dụng. Phát hiện muộn như thế, ung thư lan tỏa, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ thanh quản toàn phần. Chỉ khi tập nói tốt, bệnh nhân mới có thể nói bằng giọng phát ra từ thực quản (thay vì bằng thanh quản).
Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm từ dấu hiệu khản tiếng
Mới điểm qua các biến chứng trên chúng ta đã cảm thấy vô cùng nguy hiểm và cần chú trọng hơn với dấu hiệu khản tiếng thông thường đang gặp phải. Nếu các bạn lo lắng mình sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng nhiễm trùng toàn bộ đường hô hấp, mất tiếng không thể nói được hoặc nặng nữa là nghẽn đường thở, tử vong thì đùng chủ quan với sức khoẻ của bản thân. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên khi mắc các bệnh viêm mũi, viêm xoang, người bệnh nên đi điều trị ngay để tránh đờm đọng trên 2 dây thanh gây khản tiếng. Không được dùng thuốc lá, rượu, cà phê quá mức, tránh thức ăn cay, chiên, cà chua, nước chanh và bạc hà. Khi ngủ nên gối đầu cao hơn bình thường khoảng 15 cm. Quần áo phải được nới rộng tại vùng eo. Không lao động nặng và không tập thể dục sau bữa ăn.
Để tránh các biến chứng do khản tiếng kéo dài, biện pháp hàng đầu là nâng cao sức khoẻ nói chung và hoạt động thanh quản nói riêng. Thanh quản hàng ngày được bảo vệ, nâng đỡ thì nguy cơ viêm thanh quản, xơ dây thanh, polyp dây thanh cũng như ung thư thanh quản sẽ không còn đe doạ người bệnh mỗi ngày nữa. Ngoài việc thăm khám thường xuyên, tránh xa các yếu tố nguy cơ thì một phương pháp đơn giản mà hiệu quả hơn được các chuyên gia khuyến nghị làm song song đó là sử dụng sản phẩm thảo dược được sản xuất khép kín theo công nghệ hiện đại, được nghiên cứu, đánh giá tác dụng bởi các chuyên gia đó là TPCN Tiêu Khiết Thanh. Khi nhắc tới sản phẩm, chúng ta không thể không nhắc tới thành phần cấu tạo nên công thức khoa học của sản phẩm đó là: rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Từng thành phần lại có những tác dụng tối ưu, cùng hiệp lực để thành một công thức hoàn chỉnh giúp nâng đỡ niêm mạc hầu, họng, thanh quản một cách tối đa:
- Rẻ quạt còn được gọi là xạ can có vị đắng, tính mát, quy vào hai kinh: phế và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh trên các chủng vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà... được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng.
4 vị thảo dược kết hợp trị khản tiếng
- Bán biên liên vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Thường được dùng trị cổ họng sưng đau.
- Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
- Sói rừng trong dân gian thường dùng rễ ngâm rượu uống chữa đau tức ngực, lá giã đắp chữa rắn cắn và sắc uống trị ho lao. Ở Trung Quốc, cây này được dùng để chữa viêm phổi, trị ung thư tụy, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của Chị Vũ Thị Tuyết Băng (42 tuổi), là giáo viên tiếng Anh tại trường THCS thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Chị bị khản tiếng trầm trọng đến độ tưởng ung thư thanh quản, phải nghỉ dạy.
Trên đây là những kiến thức giúp bạn quan tâm hơn tới sức khoẻ của bản thân khi đang gặp phải tình trạng khản tiếng. Nếu bạn lo lắng về những biến chứng của khản tiếng thì hãy liên hệ tới số: 0917.212.364 để được hỗ trợ.