Ai đã từng bị khàn giọng mất tiếng chắc chắn hiểu được cảm giác khó chịu như có vật vướng trong cổ họng của những người làm nghề giáo viên. Vậy bị khàn tiếng phải làm sao để giảm thiểu những tổn thương về giọng, nguyên nhân gây rào cản lớn trong công việc. Để lấy lại giọng nói trong trẻo, các thầy cô cần quan tâm đến những lời khuyên “vàng”  tránh khàn giọng mất tiếng dưới đây.

Khàn giọng mất tiếng ở giáo viên

Lời nói được hình thành nhờ sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể: Thanh quản tạo ra âm thanh, âm thanh được khuếch đại nhờ các khoang cộng hưởng vùng đầu mặt cổ. Rồi sau đó, dưới sự chỉ huy của não bộ, các bộ phận cấu âm như lưỡi, răng, môi tạo ra các từ và câu... Bất kì tổn thương nào ảnh hưởng tới một trong những bộ phận này đều làm cho giọng nói không hoàn chỉnh hoặc mất đi.

Khàn giọng mất tiếng ở giáo viên

Khàn giọng mất tiếng ở giáo viên

Qua nghiên cứu người ta xác định một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới giọng nói nhất là ở những người làm nghề giáo viên như sau:

Lạm dụng giọng nói: Vấn đề này hay gặp ở những người phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, trẻ em độ tuổi mẫu giáo – tiểu học, những người bán hàng... do ham mê, do sức khỏe đang trong giai đoạn sung sức, hoặc do chưa biết những nguy cơ gặp phải khi sử dụng giọng không hợp lý.

Ngoài ra, khàn tiếng, mất giọng còn gặp ở các trường hợp như: Sử dụng sai kỹ thuật luyện thanh hoặc hát sai kỹ thuật ở học sinh thanh nhạc; sử dụng các chất kích thích quá nhiều; chế độ sinh hoạt không hợp lý; khi bị viêm tai mũi họng, viêm thanh quản mà không đi khám, chữa kịp thời.

>>Xem thêm: 5 phương pháp chữa đau họng khàn tiếng lâu ngày

Giáo viên bị khàn tiếng phải làm sao?

Giáo viên bị khàn tiếng phải làm sao?

Giáo viên bị khàn tiếng phải làm sao?

Cần biết rằng, 6 dây thanh cũng như các bộ phận khác của cơ thể đều có những độ bền nhất định. Bạn vận động, thể thao quá sức cũng thấy đau mỏi cơ và dây thanh cũng thế. Nếu giáo viên nói nhiều, dây thanh cũng sẽ mỏi mệt và gây ra tình trạng suy nhược! Vậy biểu hiện đầu tiên của dây thanh như thế nào chứng tỏ nó đã bị quá sức? Lúc bạn nói, cảm giác hơi tức và đau ở vùng giữa cổ thì nên dừng lại và uống từng ngụm nước nhỏ chỉ đủ làm ướt niêm mạc họng trong vòng 5 phút, tốt nhất là uống các loại nước bù cả điện giải như nước dừa tươi, oresol, nước gạo rang. Những loại nước này có tác dụng cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho các tuyến chế tiết quanh dây thanh, tiết dịch nhầy làm ẩm lại niêm mạc của dây thanh, tránh tình trạng niêm mạc bị khô ráp, bờ tự do của hai dây thanh cọ vào nhau gây tổn thương và gây viêm.

Cần biết cách tận dụng tối đa các khoang cộng hưởng (khoang miệng, trần vòm, khoang mũi) nhằm tránh sự tỳ đè của không khí khi nói lên dây thanh, làm khô và làm tổn thương dây thanh. Sau đó đẩy âm thanh lên trên vòm họng đồng thời thở qua mũi, phối hợp với sự chỉ huy của não bộ cùng với các bộ phận cấu âm là lưỡi, môi, răng... tạo thành lời nói. Cần tránh các sai lầm trong phát âm như: Cách phát âm ngôn ngữ hay ngân giọng mũi do dồn hơi vào khoang mũi quá nhiều làm cho tiếng nói thiếu độ vang, người nghe cảm thấy tiếng không được bình thường.

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng tới thanh quản như các bệnh lý tai mũi họng, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản...

>>Xem thêm: Khám phá 3 bí quyết chữa đau họng khàn tiếng cho thầy cô giáo

Khi có biểu hiện nào thì cần thăm khám?

Đa số giáo viên chỉ khi thấy xuất hiện khàn tiếng mới đi khám, thậm chí còn không đi kiểm tra vì tự cho đó là “bệnh nghề nghiệp”. Nhưng như thế sẽ khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, các thầy cô nên đi khám khi có các chỉ định sau:

- Khi ngủ, tiếng thở của bạn to hơn bình thường.

- Ngạt tắc mũi, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi.

- Ngứa họng, cay họng, ho.

- Cảm giác nóng rát dọc theo xương ức, phần giữa ngực hoặc hay ợ hơi, ợ chua...

- Ù tai từng đợt.

- Nói đau, tiếp sau có thể giảm hoặc mất cử động của các khớp vận động vùng thanh quản.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giữ gìn giọng nói cần phải ngủ đủ giấc: 6-7 tiếng/ngày và tránh những thói quen không tốt như:

- Đằng hắng, hay khạc nhổ (động tác này đôi khi thành thói quen của rất nhiều giáo viên). Nó rất có hại do làm cho hai dây thanh chà xát, rất dễ bị tổn thương.

- Không nên thức quá khuya; hạn chế ăn lạnh hoặc ăn cay, hạn chế uống rượu, bia; không ăn quá no trong một bữa.

Khàn tiếng do thức khuya làm việc, soạn giáo án

Khàn tiếng do thức khuya làm việc, soạn giáo án

- Bên cạnh đó cần luyện tập và duy trì những thói quen có lợi như: Tập thở bụng, cố gắng điều chỉnh được luồng hơi thở trong lúc tập, làm sao kéo dài được thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào; ăn nhiều bữa và ăn ít một.

- Không nên tập thể thao quá sức để tránh hiện tượng đau và nhược cơ toàn thân trong đó có cơ dây thanh.

>>Xem thêm: Bị khàn tiếng uống thuốc gì?

Phòng ngừa khàn tiếng ở giáo viên bằng thảo dược

Nghề giáo viên đòi hỏi phải nói liên tục trong nhiều tiết giảng dạy nên thanh quản phải khỏe mạnh, có thế thì nguy cơ khàn tiếng mới được đẩy lùi. Lúc này, các thầy cô cần tới những dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ nâng đỡ bảo vệ cổ họng, thanh quản như Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt - một dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị ho khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả. Với sự kết hợp cùng các dược liệu quý khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh tạo nên bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khàn tiếng, mất tiếng, các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, khàn tiếng, mất tiếng,... nhất là ở giáo viên.

Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị khàn tiếng ở giáo viên

Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị khàn tiếng ở giáo viên

tu-van

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Như trường hợp của bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, phường Hạ Long, thành phố Nam Định- SĐT: 0934.664.506). Nhiều năm đứng lớp khiến cổ họng bác Hộ lúc nào cũng đau rát, khàn tiếng. Hãy lắng nghe chia sẻ của bác qua video trên đây:

Chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979, trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng viêm họng hạt, khàn tiếng nhiều năm nay. Cô giáo tâm sự:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

mua-ngay

Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh

Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được TS. Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khàn tiếng viêm thanh quản:

Như vậy các thầy cô giáo đã biết bị khàn tiếng phải làm sao rồi đúng không? Áp dụng đúng lời khuyên trên, thầy cô sẽ sớm lấy lại giọng nói trong trẻo. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6103 (miễn cước gọi)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ