Khản tiếng, mất tiếng là những triệu chứng thường gặp do viêm thanh quản. Bệnh khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn tới công việc, thậm chí nhiều người phải bỏ ngành nghề mà mình yêu thích. Bên cạnh những phương pháp điều trị hiện đại, các phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện cũng được nhiều người áp dụng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng là do các dây thanh của đường hô hấp bị tổn thương, phù nề, ảnh hưởng đến sự rung động và sản xuất âm thanh. Đặc biệt, đối với người thường xuyên phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người bán hàng), dây thanh âm hoạt động quá mức rất dễ bị viêm thanh quản dẫn đến khản tiếng, mất tiếng. Tình trạng này còn gặp ở cả những người hay phải tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm độc hại, người bị trào ngược dạ dày thực quản, bị viêm mũi, viêm xoang kéo dài, người hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Mất tiếng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của con người mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Khi bị mất tiếng, người bệnh cần hạn chế nói để không làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và tiếp tục có những biện pháp điều trị.

Một số bài thuốc dân gian chữa khản tiếng, mất tiếng

Bằng một số bài thuốc dân gian như sự kết hợp giữa trà đặc và muối, mật ong với chanh tươi, hay sử dụng các vị thuốc thiên nhiên sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng khản tiếng, mất tiếng kéo dài. Một số bài thuốc cụ thể như sau:

-         Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.

Rẻ quạt có tác dụng tốt với tình trạng khản tiếng

Rẻ quạt có tác dụng tốt với tình trạng khản tiếng

  • Giá đỗ: Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát và cho 200ml nước sôi, khuấy đều, dùng nước ấy mỗi lần từ 10- 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.
  • Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.
  • Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình như múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ rồi cắt ra và ngậm.
  • Xông hơi: Xông hơi bằng nước ấm sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu, đây cũng là phương pháp dân gian giúp bạn dễ dàng điều trị chứng khản tiếng hiệu quả. Bạn có thể cho thêm dầu gió xanh vào nước ấm và xông hơi để tăng hiệu quả.

Hiện nay, cùng với những bài thuốc dân gian, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, giúp hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bảo vệ giọng nói cho những người làm nghề phải nói nhiều. Sản phẩm tiêu biểu cho xu hướng này và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt – vị thuốc điển hình trong điều trị các bệnh đường họng và thanh quản với tác dụng tán kết, tiêu đờm, kết hợp cùng nhiều loại thảo dược quý khác đối với các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh,... nên Tiêu Khiết Thanh có tác dụng ức chế những chủng vi khuẩn cư trú trong họng gây viêm thanh quản (phế cầu, liên cầu...), giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, cải thiện triệu chứng (sốt, khản tiếng, mất tiếng...), hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, phòng bệnh tái phát. Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh ra đời đã giúp nhiều bệnh nhân sớm trở lại với công việc yêu thích, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Điển hình là trường hợp của Cô Võ Thị Ngọc Nga (54 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM). Cô Nga cho biết: “Là giáo viên tiểu học, phải đứng giảng bài liên tục, các bé lại rất hiếu động, tinh nghịch khiến cô giáo phải thường xuyên nhắc nhở… nên cách đây khoảng 8 năm, giọng tôi dần dần khản đi, có lúc bị ù tai. Đêm ngủ thì ngạt mũi, sáng dậy là thấy lùng bùng trong tai, khản tiếng, nói giọng như vịt kêu”. Nhưng rồi từ khi cô biết đến Tiêu Khiết Thanh và sử dụng đúng liệu trình điều trị giọng nói của cô đã trở nên trong trẻo hơn, tai không còn ù nữa mà cũng giảm hẳn tình trạng khó thở, ngẹt mũi. Cô rất vui mừng và cảm thấy tự tin, thoải mái, hăng say hơn khi giảng bài cho học sinh mà không còn phải lo đến chứng khản tiếng khó chịu nữa.

 

Khẳng định của GS.TS Trần Hữu Tuân về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên

Bên cạnh uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, người bệnh cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; khi nói to, nói nhiều cần sử dụng công cụ hỗ trợ như loa, micro,...