Thời tiết thay đổi cộng thêm sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm thanh quản,... Khi bị viêm họng thường đi kèm các triệu chứng như họng sưng đau, khô và ngứa, mất tiếng…khiến cơ thể mệt mỏi, bất tiện khi giao tiếp do khàn tiếng, đau họng tình trạng do nhiễm trùng nhẹ hoặc kích ứng tại chỗ gây ra. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh thì bên cạnh đó  có thể xoa dịu triệu chứng viêm họng trên bằng các thực phẩm có sẵng trong hàng ngày như chanh, mật ong, lê.

- Quả chanh: chanh là một trong những loại quả có giá trị dược liệu nhất nó giàu vitamin C, carbohydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, nên rất hữu ích cho con người, còn được gọi là “quả tiêu viêm”, vai trò của nó đối với cơ thể như là một chất kháng sinh tự nhiên, bởi vì nó có nhiều công dụng như kháng khuẩn tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch. 

        +Nước chanh mật ong không chỉ là một phương thuốc giảm béo được nhiều chị em tin dùng, mà còn có tác dụng xoa dịu cảm giác viêm họng, rất tốt cho chứng rát cổ họng, giúp cổ họng dịu đi nhanh chóng. Hỗn hợp này còn giúp làm mát và giảm viêm

  - Mật ong: là một loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên giàu dinh dưỡng, chứa loại muối vô cơ có nồng độ gần với huyết thanh trong cơ thể, các axit hữu cơ như vitamin, sắt, canxi, đồng, mangan, kali, phốt pho… Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe và các chất fructose, glucose, amylase, oxy hóa enzyme, reductase cũng có mặt trong mật ong nên nó có tác dụng nuôi dưỡng, làm ẩm, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng… 

        + Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng.

       + Trà gừng hoặc trà mật ong: một phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng đang ngứa rát. Một tách trà gừng hay mật ong nóng sẽ giúp côt họng dễ chịu hơn tức thì. Uống từ ngụm trà nhỏ và hít hơi bốc lên từ cốc sẽ giúp làm đờm bớt đặc và vùng ngực bớt căng. Mật ong sẽ giúp phủ một lớp bảo vệ lên vùng họng, ngăn ngừa sung huyết, một trong những nguyên nhân chính gây ho. 

- Quả lê: có chứa protein, giàu chất béo, đường, chất xơ thô, các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nhiều vitamin, nên nó có tác dụng hạ huyết áp, dưỡng âm thanh phế, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, có thể kích thích sự thèm ăn, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và giải nhiệt. Thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng, lê có thể dùng để bổ sung nước và dinh dưỡng khi bị sốt cao. Ngoài ra do lê có vị ngọt ngon, nhiều nước nên còn được gọi là “nước khoáng thiên nhiên”. 

- Cà chua: giàu carotene, vitamin C và vitamin nhóm B. Chất “lycopene” trong cà chua có tác dụng ức chế vi khuẩn nên giảm được tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả viêm họng, chất axit malic, axit citric và đường trong loại quả này hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện. 

- Cà rốt: là một loại củ ngon, giàu dinh dưỡng, nên được gọi là “tiểu nhân sâm”, cà rốt rất giàu các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, dầu dễ bay hơi, carotene, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, anthocyanin, canxi, sắt. Ngoài ra, cà rốt là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh đau họng tuyệt vời vì nó làm giảm tình trạng xung huyết ở họng. Nhưng để tác dụng chữa bệnh phát huy, cà rốt cần được luộc chín hoặc hấp trước khi ăn, bởi vì ăn cà rốt sống có thể là tăng tình trạng đau họng của bạn và có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn. 

 - Táo: trong 100gr táo chứa 6,5-11,2 gr đường hoa quả, 2,5- 3,5gr đường glucose, 1,0- 5,2gr đường mía, còn chứa cả một lượng lớn các nguyên tố vi lượng như kẽm, canxi, phốt pho, sắt, kali, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và carotene…. Táo có vị ngọt, chua, tính bình, hơi mặn, không độc, Đông y cho rằng, táo có tác dụng giải khát, mát phổi, kiện tỳ ích vị, dưỡng tâm ích khí, nhuận tràng, tiêu viêm trị tiêu chảy, chống say nắng… Do đó, nó rất có lợi cho những người bị đau họng.

- Vỏ cam: trong vỏ cam có chứa một lượng lớn vitamin C và tinh dầu thơm, vỏ cam có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm, hạ huyết áp, là một loại dược thảo rất tốt. Sau khi rửa sạch phơi khô, ngâm trong rượu trắng, có thể ăn được sau 2-3 tuần, có thể làm mát phổi.

 - Chuối: chuối là loại trái cây không chứa axit, rất dịu nhẹ cho cổ họng. Ngoài ra chuối còn rất mềm và dễ nuốt, đặc biệt không gây đau tới vùng họng đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, chuối còn rất giàu vitamins và khoáng chất như vitamin B6, ma giê và vitamin C.

- Trứng bắc (trứng trộn): trứng bắc giúp giảm viêm và giảm đau cổ họng, hơn nữa lại rất mềm và dễ nuốt. Tuy nhiên khi chế biến món này cho những người viêm họng, nên lưu ý không nêm gia vị quá đậm, sẽ khiến vết viêm thêm rát.

- Súp gà: đây là một món ăn cổ truyền giúp chữa viêm họng, một bát súp gà nóng có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cổ họng. Súp gà có khả năng làm dịu vết viêm và làm giảm xung huyết bằng cách hạn chế sự thâm nhập của virus gây bệnh thâm nhập vào cơ thể thông qua dịch nhầy cổ họng. Một và súp gà với cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều là những loại rau củ rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng làm dịu vết viêm rất tốt.

- Cháo yến mạch: cháo yến mạch rất giàu chất xơ dễ hòa tan giúp làm giảm lượng cholesterol gây hại. Hàm lượng protein cao trong cháo yến mạch còn giúp tạo cảm giác no trong một khoảng thời gian dài. Cho thêm một ít chuối hoặc mật ong vào bát cháo yến mạch nóng sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp làm dịu cổ họng bị đau.

Sưu tầm