Viêm thanh quản là bệnh lý khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Một số trường hợp có thể tự khỏi, nhưng ở một số khác có thể có diễn tiến nhanh gây phù nề, bít tắc thanh quản khiến trẻ bị ngạt thở, suy hô hấp đặc biệt là ở trẻ em. Viêm thanh quản do nhiều nguyên nhân gây ra, do vi khuẩn, virus, nói quá nhiều, khóc, hét to cũng có thể là nguyên nhân gây viêm thanh quản.

Nhiều trường hợp viêm thanh quản bắt đầu từ viêm mũi, họng thông thường. Nhiều trường hợp viêm thanh quản bắt đầu từ viêm mũi, họng thông thường.

 Tại sao viêm thanh quản lại gây khản tiếng, khó thở?

Viêm thanh quản không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây các biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh gây nên tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nhưng có một số trường hợp viêm thanh quản ở trẻ nhỏ có thể gây khó thở cần phải được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp tránh hậu quả nghiêm trọng.

 “Trong khi đó dây thanh quản là nơi hẹp nhất trên đường thở. Chính vì là nơi hẹp nhất, nên khi xảy ra hiện tượng viêm, gây phù nề thanh quản sẽ khiến dây thanh quản bị bít kín. Khi đường thở bị bít kín, bệnh nhân sẽ khó thở, dần đến thiếu ô-xy cung cấp lên não. Tùy từng mức độ bít hẹp mà thể hiện khó thở cấp khác nhau”, BS Ngọc giải thích.

“Nguy hiểm ở chỗ, khi mới bị viêm thanh quản, người bệnh không có biểu hiện khó thở mà chỉ bị khản giọng , khó nói nên đa phần mọi người đều chủ quan không đi khám. Thực tế, khi người bệnh viêm thanh quản cấp đã lên cơn khó thở thì bác sĩ cũng hoảng, phải cấp cứu cho người bệnh rất nhanh mới hy vọng cứu sống được người bệnh. Vì thanh quản đã hẹp, lại bị phù nề nhanh nên người bệnh không thể thở được. Như trường hợp bệnh nhi trên là một ví dụ, lên cơn khó thở, ngay lập tức gia đình đưa vào viện chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển, nhưng bệnh nhân đã tím tái, ngừng thở và phải mở nội khí quản, bóp bóng”, TS Dũng nói.

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không vì thế mà quá lo lắng trước bệnh viêm thanh quản của con. Vì không phải trường hợp nào bé khản tiếng cũng dẫn đến tình trạng viêm cấp gây phù nề viêm thanh quản, nhưng đây là một trong những nguy cơ và tốt nhất không nên để nguy cơ đó xảy ra.

Cần làm gì để phòng viêm thanh quản?

Trong mùa lạnh, rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản, vì thế, cần có các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh, nhất là với trẻ nhỏ. Cần tạo cho trẻ môi trường ở sạch sẽ, thoáng đãng, giường nệm phải thường xuyên vệ sinh, phòng bụi mạt… cũng là những nguyên nhân gây bệnh viêm mũi, họng dị ứng cho trẻ. Cần vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Giữ ấm cổ, ngực, chân khi thời tiết thay đổi. Với trẻ nhỏ khi trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, kèm theo khản giọng cần nhanh chóng đưa bé đi khám, can thiệp nhanh để phòng những nguy cơ đáng tiếc xảy ra cho trẻ. Mang khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường có nhiều bụi, uống nhiều nước... là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. 

Các triệu chứng của viêm thanh quản như đau họng, mất giọng, khản tiếng, mệt mỏi… là nỗi ám ảnh suốt bao nhiêu năm của rất nhiều người trong đó có cô gái Đỗ Thị Thư (sinh năm 1993, hiện đang là nhân viên bán hàng tại địa chỉ 21 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) từ nhỏ họng của cô đã rất kém, cứ mỗi lần trở trời là y rằng họng lại sưng đau khiến cô không ăn uống được, cảm giác như lúc nào cũng có cục đờm đặc quánh tắc nghẽn trong cổ. “Mỗi lần nói chuyện với bạn bè, thầy cô giáo em cứ phải gằn giọng cho mọi người nghe thấy nên rất là mệt. Nhất là khi đi làm, công việc bán hàng phải nói chuyện với khách nhiều nên càng phiền. Khách hàng mua thuốc họ thường hỏi rất lâu, có người đứng hỏi cả tiếng đồng hồ nên những hôm trở trời đúng là cực hình với em. Thế nên những ngày bị bệnh, em thường phải xin nghỉ học hoặc nghỉ làm” – Thư cho biết. Là một dược sĩ, có kiến thức Cô muốn tìm cho mình một sản phẩm an toàn mà lại giúp khắc phục các triệu chứng của viêm họng, khản tiếng, mất tiếng. Và Cô đã tìm được giải pháp cho vấn đề của mình nhờ Tiêu Khiết Thanh, tần suất mắc viêm họng đã giảm hẳn, tình trạng khản tiếng, đau họng, mất tiếng không còn làm phiền Cô nữa.

Hồng Hải