Viêm thanh quản cấp do virus là một bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải bệnh nhất. Các bậc phụ huynh thường tỏ ra lo lắng không biết con mình bị bệnh có gặp nguy hiểm không, có để lại biến chứng gì không. Để giải đáp băn khoăn của mọi người, chúng ta hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Qua nghiên cứu, người ta phát hiện nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virus: Influenza, virus APC, myxovirus, virus cúm, á cúm...

Viêm thanh quản cấp do virusViêm thanh quản cấp do virus

Bệnh xuất hiện đột ngột sau một buổi đi về khuya, mặc phong phanh, uống đồ lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm,... Khi bị viêm thanh quản cấp, người bệnh sẽ bị đau khắp mình mẩy, nhức đầu, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên nhưng khi nuốt nước bọt lại thấy khô rát và đau. Đây là các triệu chứng ban đầu của viêm thanh quản cấp.

Biểu hiện của viêm thanh quản cấp chủ yếu là sốt, ho và khản tiếng. Bệnh diễn biến trong vòng 5 - 7 ngày rồi tự khỏi. Nhưng nếu không chú ý để bệnh tiến triển nặng có gây ra biến chứng, nhất là những trường hợp bội nhiễm dẫn đến những bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng chung của cơ thể giảm sút như viêm tai, viêm phổi... Chính vì thế, cần phải theo dõi sát, điều trị đúng và kịp thời. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của biến chứng như đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở,... phải đưa người bệnh vào viện ngay.

Viêm thanh quản cấp ở người lớn diễn biến chủ yếu theo chiều hướng tốt, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol, giảm ho, chống viêm, chống phù nề,... người bệnh sẽ dần hết sốt, không ho và tiếng nói trong dần trở lại. Tuy nhiên, viêm thanh quản cấp ở trẻ em lại diễn biến nguy hiểm hơn do đặc điểm ở trẻ em là thường bị phù nề dữ dội. Không chỉ vậy, kích thước đường thở của trẻ nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Phù nề thường khu trú ở hạ thanh môn (ngay dưới thanh quản), có thể lan rộng xuống khí, phế quản. Niêm mạc thanh quản màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp-xe rồi vỡ loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.

Viêm thanh quản ở trẻ diễn biến nguy hiểm hơn người lớn Viêm thanh quản ở trẻ diễn biến nguy hiểm hơn người lớn

Triệu chứng chính trong viêm thanh quản cấp ở trẻ là khó thở kèm theo tiếng khóc khản đặc. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 10 của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Ho sù sụ khi viêm nhiễm lan sâu xuống hạ thanh môn. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím.

Triệu chứng toàn thân xấu, trẻ sốt cao 39ºC - 40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh. Lúc này, soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc nhiều dịch tiết nhầy, hai dây thanh sung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở. Bệnh tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ có thể tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.

>> Xem thêm:4 nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp tính

Điều trị viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em phải được điều trị tại các cơ sở chuyên khoa và theo dõi chặt chẽ:

- Cho trẻ thở oxy hỗ trợ;

- Nếu thấy khó thở nặng, phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí quản);

- Kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm beta-lactam hoặc phối hợp với nhóm macrolid;

- Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm corticoid;

- Nếu có cơn co thắt, phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt như salbutamol dạng khí dung hoặc tĩnh mạch;

- Sử dụng các thuốc an thần để tránh các kích thích tạo cơn khó thở;

- Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ chống đỡ lại bệnh.

Việc phòng tránh viêm thanh quản cấp cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết do mức độ nặng nề của bệnh. Tránh không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài khi trời khuya. Không đưa trẻ đi chơi những chỗ đông người, nhất là thời điểm đang có dịch bệnh. Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ trong mùa lạnh hoặc trước quạt vào mùa hè, không uống đá lạnh, ăn kem…

>>Xem thêm: Ai nói viêm thanh quản mạn tính khó chữa? Đọc ngay bài này!

Thảo dược hỗ trợ phòng ngừa viêm thanh quản cho trẻ

Như vậy, với các mức độ nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi bị viêm thanh quản cấp do virus, việc phòng ngừa và điều trị sớm cho trẻ là điều được đặt lên hàng đầu. Nói tới phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, chúng ta không thể không nhắc tới một sản phẩm thảo dược được thiết kế cho bệnh này đó là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp thêm 3 thảo dược quý khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng phù nề, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tiêu Khiết Thanh cũng khắc phục được các chứng đau họng, viêm họng, khản tiếng, giúp làm trong sáng giọng nói, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho trẻ dùng Tiêu Khiết Thanh theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.

 Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa viêm thanh quản cấp cho trẻ

Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa viêm thanh quản cấp cho trẻ

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Sau đây là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1966 ở số nhà 406, phố Thống Nhất, thị trấn Me, Gia Viễn, Ninh Bình - SĐT: 0906228233). Cô đã từng bị viêm thanh quản, khiến cô thường xuyên khản tiếng, thậm chí như người câm. Cô tâm sự:

Xem thêm chia sẻ của nhiều người sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện viêm thanh quản TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị viêm thanh quản thì chế độ ăn uống, kiêng khem là điều hết sức cần thiết. Trong nội dung video dưới đây, chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn sẽ tư vấn cụ thể về những lưu ý trong quá trình điều trị viêm thanh quản, chúng ta cùng theo dõi nhé:

Các bạn nên cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ để cơ thể trẻ được phát triển khỏe mạnh, nắm rõ những kiến thức về dấu hiệu và diễn biến của bệnh viêm thanh quản cấp, đặc biệt là nắm rõ những cách phòng ngừa để mang tới cho trẻ sức khỏe tốt nhất.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ