Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư­ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.

Thanh quản di động ngay d­ưới da ở vùng cổ trư­ớc khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.

Cấu tạo thanh quản Cấu tạo thanh quản

Cấu tạo giải phẫu: thanh quản đ­ược cấu tạo bởi các tổ chức sụn, sợi và cơ.Ngoài ra còn có hệ thống mạch máu và thần kinh.

Vai trò của thanh quản

. Phát âm.

- Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp thanh âm.

- Sự căng và vị trí của nếp thanh âm ảnh h­ưởng đến tần số âm thanh.

- Âm thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi, miệng, hầu và sự trợ giúp của môi, lư­ỡi, cơ màn hầu.

 Ho là phản xạ hô hấp trong đó thanh môn đang đóng bất thình lình mở ra, dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi.

 Nấc là một phản xạ hít vào, trong đó 1 đoạn ngắt âm kiểu hít vào đ­ược phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành, thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.

(Yduocvn.com)