Thường xuyên ngồi điều hòa, dễ gây viem thanh quan

 

Mùa hè, thời tiết nóng nực khiến nhu cầu ngồi điều hòa tăng cao. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi bệnh viêm thanh quản rất dễ xuất hiện khi mọi người thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa.

                                          

Không khí lạnh và khô của điều hòa làm dây thanh âm dễ bị kích ứng, sức đề kháng kém, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm thanh quản. Qua quá trình hô hấp và hít thở hàng ngày, trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn. Ở điều kiện tự nhiên, nhiệt độ bình thường, cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao, những vi khuẩn này rất khó sinh sôi và gây bệnh. Nhưng sự thay đổi môi trường đột ngột, khi rời phòng có điều hòa để chuyển sang nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới viêm họng cũng như đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm thanh quản.

Các triệu chứng của một đợt viêm thanh quản cấp bao gồm: sốt 38-38,5 độ, chảy nước mũi và nóng họng, như vướng dị vật trong cổ, ho khan, cảm giác ngứa, rát, giọng bị khản dần, có khi mất tiếng, sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Khi soi thanh quản, bệnh nhân thấy niêm mạc bị sung huyết, đặc biệt, các dây thanh âm khó di động do nhiều chất nhầy bị tiết ra.

Có hai cấp độ của viêm thanh quản: viêm thanh quản cấp do nhiễm virus (cảm lạnh, cúm, viêm phổi…), nhiễm vi khuẩn (bạch hầu…), ngồi điều hòa nhiều và viêm thanh quản mạn tính do hút thuốc lá, uống rượu, làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại, thường xuyên phải nói nhiều, nói to,...

Để điều trị viêm thanh quản, bác sỹ thường dùng cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri, kết hợp tránh nói to, không uống nước lạnh, tránh khói thuốc, rượu và hóa chất... Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng, vì thế bệnh thường rất dễ tái phát. Đồng thời, bệnh nhân cần tránh bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, thường xuyên mở cửa sổ để lưu thông không khí.