Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn hay còn gọi là Croup là tình trạng phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn thường gặp ở trẻ em 6 tháng – 5 tuổi. Đây là dạng viêm thanh quản cấp tính với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần. Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm thanh quản cấp thường nặng hơn ở người lớn do khẩu kính thanh quản nhỏ hơn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm thanh quản ở trẻ thường gặp khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa lạnh. Nguyên nhân gây bệnh tường do virus Parainfluenza, Adenovirus, vi khuẩn Haemophilus influenzae.
Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn ở trẻ
Triệu chứng viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
Khi bị viêm thanh quản dạng này, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sau:
Triệu chứng cơ năng
Ở trẻ em, triệu chứng khởi phát thường là sốt nhẹ, ho, chảy mũi. Sau 1-3 ngày sẽ xuất hiện tình trạng khản tiếng, khó thở thanh quản. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với hội chứng mắc dị vật đường thở vô cùng nguy hiểm.
Ở người lớn: Mặc dù rất ít người mắc nhưng cũng không phải không có. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm: Nổi hạch cổ, nuốt đau, mệt mỏi, đau nhức, nghẹt mũi, chảy mũi. Bệnh xuất hiện một cách đột ngột, nặng hơn sau 2-3 ngày, giọng trở nên khản đặc.
Triệu chứng thực thể
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Sốt nhẹ, nhức đầu
- Khản tiếng hoặc khó phát âm
- Ngứa họng, ho kích thích, ho ông ổng ở trẻ
- Khó thở thanh quản
Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ 6 tháng
Phân độ khó thở thanh quản:
Độ I: Chỉ khản tiếng, khó thở khi gắng sức, ở trẻ em là thở rít khi khóc.
Độ IIA: Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thở rít khi nằm yên.
Độ IIB: Triệu chứng IIA kèm thở nhanh, rút lõm ngực.
Độ III: Triệu chứng IIB kèm vật vã, kích thích hoặc tím tái.
>> Xem thêm:4 nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp tính
Phương pháp điều trị
Các xét nghiệm chẩn đoán
- Công thức máu.
- Phết họng loại trừ bạch hầu trong trường hợp nghi ngờ.
- X-quang cổ thẳng: Dấu hiệu hẹp hạ thanh môn.
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm thanh quản cấp thông thường: Giọng khản, không ho nhiều.
- Viêm thanh quản bạch hầu: Soi thanh quản thấy giả mạc, bệnh nhân ở trong vùng dịch.
- Viêm thanh quản sau sởi: Trẻ có ban sởi, xuất huyết kết mạc.
- Dị vật thanh quản: Điều trị corticoid không giảm.
Nguyên tắc điều trị
- Loại trừ dị vật đường thở.
- Làm thông thoáng đường thở.
- Đảm bảo tình trạng thông khí và tăng cường oxy cho máu.
Tiên lượng
Thể nhẹ và trung bình có tiên lượng tốt, triệu chứng sẽ giảm sau 3-5 ngày. Đối với thể nặng, tiên lượng thấp, cần theo dõi sát tình trạng bệnh.
Hướng xử trí khi bệnh nặng
- Lập tức cho vào phòng cấp cứu.
- Dùng Corticoid: Tiêm tĩnh mạch (solumedrol 1mg/kg cân nặng hoặc depersolon 2mg/kg sau 30 phút nhắc lại) có tác dụng sau 20-30 phút.
- Khí dung corticoid: Pulmicort 20-40mg/lần/20 phút x 6 lần/ngày; adrenalin 0,25-0,5mg/lần x 2 lần/ngày đầu tiên.
- Sau đó duy trì liều corticoid: 1-2mg/kg/24h (5-6 ngày).
- Kháng sinh: Dùng Amoxicillin 30mg/kg/24h khi có bội nhiễm.
- Theo dõi và điều trị tích cực tại các trung tâm hồi sức cấp cứu.
- Mở khí quản, đặt nội khí quản khi có khó thở nặng: độ II và III sau khi tiêm corticoid không giảm khó thở hoặc khó thở tăng lên.
Phòng bệnh viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến viêm thanh quản mạn tính, khó hồi phục hoàn toàn. Với thể nặng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới suy hô hấp, tử vong. Chính vì vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, bạn có thể:
- Giữ ấm đường hô hấp cho trẻ.
- Tránh hút thuốc hoặc để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp.
- Chủng ngừa Haemophilus influenzae cũng có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm thanh quản cấp cho trẻ một cách đáng kể.
>>Xem thêm: Ai nói viêm thanh quản mạn tính khó chữa? Đọc ngay bài này!
Thảo dược hỗ trợ phòng ngừa viêm thanh quản
Như vậy, với các mức độ nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi bị viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn, việc phòng ngừa và điều trị sớm cho trẻ là điều được đặt lên hàng đầu. Nói tới phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, chúng ta không thể không nhắc tới một sản phẩm thảo dược được thiết kế cho bệnh này đó là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp thêm 3 thảo dược quý khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng phù nề, viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tiêu Khiết Thanh cũng khắc phục được các chứng đau họng, viêm họng, khản tiếng, giúp làm trong sáng giọng nói, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho trẻ dùng Tiêu Khiết Thanh theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Sau đây là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1966 ở số nhà 406, phố Thống Nhất, thị trấn Me, Gia Viễn, Ninh Bình). Cô đã từng bị viêm thanh quản mạn tính, khiến cô thường xuyên khản tiếng, thậm chí như người câm.
Xem thêm chia sẻ của nhiều người sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện viêm thanh quản TẠI ĐÂY
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị viêm thanh quản thì chế độ ăn uống, kiêng khem là điều hết sức cần thiết. Trong nội dung video dưới đây, chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn sẽ tư vấn cụ thể về những lưu ý trong quá trình điều trị viêm thanh quản, chúng ta cùng theo dõi nhé:
Các bạn nên cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ để cơ thể trẻ được phát triển khỏe mạnh, nắm rõ những kiến thức về dấu hiệu và diễn biến của bệnh viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn, đặc biệt là nắm rõ những cách phòng ngừa để mang tới cho trẻ sức khỏe tốt nhất.
Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.