Trẻ bị ốm “là chuyện cơm bữa” đối với các bậc cha mẹ khi nuôi con. Dù có phòng tránh kĩ đến đâu, thì nguy cơ trẻ bị ho khan vẫn sẽ tìm tới. Vậy phải làm thế nào khi bé bị ho khan, và liệu tình trạng này có gây nguy hiểm gì đến cơ quan hô hấp của trẻ hay không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này.

Tại sao trẻ bị ho khan?

Ho là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể giúp làm thông đường thở và loại bỏ vi khuẩn, vật thể lạ. Ho giúp giảm ngứa và kích ứng trong cổ họng. Ho khan không tạo ra bất kỳ chất nhầy hoặc đờm nào và thường kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. 

Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh, trẻ bị ho khan còn có thêm một số biểu hiện khác như:

  • Giọng nói thay đổi rõ rệt: Giọng của trẻ bỗng dưng thô hơn, khản hơn, trầm hơn.
  • Nhịp thở không đều và nhanh: Việc thở sẽ trở nên khó khăn hơn và chậm hơn đặc biệt lúc bé ngủ.
  • Mất giọng: Trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị khàn tiếng, mất giọng nói và khó nói ra tiếng hơn bình thường. Cổ họng trẻ trở nên khô rát, trẻ cố nói chuyện và giao tiếp với bạn nhưng không ra tiếng. Các bé nhỏ có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn nhưng không thành tiếng.

Trẻ bị ho khan nặng có thể dẫn đến mất giọng 

Trẻ bị ho khan nặng có thể dẫn đến mất giọng 

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan 

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em, từ thói quen của trẻ đến các bệnh lý như:  

Nguyên nhân chính

Khác với các nguyên nhân gây ra ho có đờm, nguyên nhân chính gây ho khan ở trẻ là do thói quen giao tiếp và nói chuyện của bé như trẻ nói to, vui chơi nhiều trong thời tiết quá nóng hoặc lạnh.

Có thể trẻ đã có một đêm quên không đắp chăn nhưng bật điều hòa gây khô họng dẫn đến ho khan. Do đó mà cha mẹ cần phải chú ý hơn tới việc kiểm tra phòng của bé trước khi đi ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý

Bé bị ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp: viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, tuy nhiên thường xảy ra nhất ở trường hợp trẻ bị nhiễm cảm lạnh, cúm…

Tiếp đến, trẻ có thể đã bị mắc một số bệnh lý như hen suyễn mạn tính, viêm sưng phế quản trước đó, hay dị ứng với một số loại nguyên liệu như len, phấn hoa, bụi…

Bé bị ho khan do mắc bệnh lý viêm sưng phế quản

Bé bị ho khan do mắc bệnh lý viêm sưng phế quản

Nguyên nhân khác

Đây là các nguyên nhân ít gặp ở trẻ. Có thể kể đến như trẻ vốn dĩ đã có giọng nói to bẩm sinh, di truyền theo các thế hệ nên thường xuyên bị ho khan. Trẻ cũng có thể bị ho khan nếu trước đó phải thở bằng ống thở hỗ trợ, stress hoặc mệt mỏi quá mức, khóc nhiều trong thời gian dài gây tổn thương dây thanh âm và vòm họng. 

Cách chữa ho khan cho trẻ tại nhà

Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà phụ huynh cần lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau để có được hiệu quả. Việc tiên quyết cần làm là tìm ra nguyên nhân gây ho khan ở trẻ và loại bỏ nó. 

Phụ huynh cần tránh cho trẻ nhỏ uống siro ho và thuốc ho. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết không có bằng chứng nào cho thấy thuốc ho có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi. Thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho trẻ nhỏ. 

Dưới đây là cách chữa ho khan cho trẻ tại nhà: 

Mẹo dân gian giúp cải thiện ho khan ở trẻ

  • Cho trẻ ăn nước quất chanh trộn với đường phèn sau hấp cách thủy.
  • Cho trẻ nước cốt chanh ngâm mật ong hoặc sử dụng nước cốt chanh trộn với mật ong.
  • Cho trẻ uống nước sắc lá húng quế hấp, chế thêm đường.
  • Cho trẻ ăn cháo gừng. 

Mẹo chữa ho khan bằng cháo gừng

Mẹo chữa ho khan bằng cháo gừng

Các biện pháp giúp khắc phục ho khan cho trẻ tại nhà

  • Uống nước ấm: Nước ấm giúp làm dịu cổ họng ở trẻ ho khan. Trong trường hợp trẻ sơ sinh, các mẹ có thể thêm một chút mật ong để làm dịu cơn đau. 
  • Để trẻ nghỉ ngơi: Việc hoạt động thể chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho khan ở trẻ. Vì thế, hãy cho trẻ nghỉ ngơi
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng trẻ: Độ ẩm trong phòng có thể giúp làm dịu cơn khó chịu ở ngực trẻ dẫn đến ho khan.
  • Cho trẻ dùng viên ngậm trị ho: Thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà có trong viên ngậm giúp điều trị ho khan hiệu quả cho trẻ. 
  • Súc miệng nước muối sinh lý: Súc miệng nước muối cho trẻ vài lần trong ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng ho khan ở trẻ.

Cải thiện và phòng ngừa ho khan ở trẻ bằng sản phẩm thảo dược

Khi trẻ bị ho khan, ngoài việc áp dụng các phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị tại nhà và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm thì việc sử dụng sản phẩm bào chế sẵn từ các thảo dược tự nhiên cũng là một biện pháp được khuyến khích ngày nay.

Để giúp trẻ giảm ho khan, nâng cao đề kháng cũng như bảo vệ dây thanh, một sản phẩm mà bạn có thể cho trẻ sử dụng đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Tiêu Khiết Thanh. Được nghiên cứu phát triển từ sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh để thuận tiện và tăng lợi ích khi sử dụng cho trẻ nhỏ. 

Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp giảm ho khan, tăng cường đề kháng cho trẻ

Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp giảm ho khan, tăng cường đề kháng cho trẻ

Thành phần chính rẻ quạt có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, tán huyết. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc. 

Trong sản phẩm còn chứa vitamin C, D3 và kẽm gluconate giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ bên trong, dự phòng tái phát ho khan. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh phân tích tác dụng của Cốm Tiêu Khiết Thanh với các bệnh viêm đường hô hấp!

Dưới đây là đánh giá của chị Hồ Thị Lê - Mẹ của bé Lê Vy và Chi Mai sau khi cho bé dùng cốm Tiêu Khiết Thanh!

Trẻ ho khan có thể là tình trạng phổ biến nhưng nếu không được chăm sóc kỹ càng thì tình trạng có thể kéo dài và tiến triển nặng. Do đó, phụ huynh cần kịp thời phát hiện và có biện pháp giúp giảm ho và nâng cao đề kháng giúp phòng ngừa ho khan ở trẻ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hay để lại ngay bên dưới hoặc liên hệ để nhận được tư vấn chuyên gia. 

Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/kids-dry-cough#relief-tips 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/dry-cough-in-kids

https://www.parents.com/health/cough/dry-cough-in-kids-causes-remedies-and-when-to-see-a-doctor/