Thời tiết chuyển lạnh, nắng nóng cùng với những cơn mưa phùn cũng là thời điểm bùng phát mạnh các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng. Nhiều người đôi khi không chú ý để bệnh nặng hơn và hay mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng... khi mắc bệnh nặng người bệnh phải thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  Để phòng bệnh và bệnh không nặng hơn thì với những thực phẩm hàng ngày sẽ giúp người bệnh tránh được các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Dưới đây là một số cách chữa viêm họng đơn giản và hiệu quả mà không cần phải dùng thuốc khi triệu chứng viêm họng mới chớm bắt đầu.

Súc miệng nước muối ấm

Bệnh viêm họng, viêm thanh quản chủ yếu do các vi khuẩn gây lên nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm họng. Từ lâu, trong dân gian sử dụng nươc muối ấm để chữa bệnh viêm họng vì nước muối có tính sát khuẩn cao.

Nước muối nên pha vừa miệng và sau khi súc sạch khoang miệng, bạn nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Mỗi ngày bạn có thể làm khoảng 3 -4  lần.

Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên rằng bạn nên pha nước súc miệng theo tỉ lệ một nửa thìa cà phê/một cốc nước. Nếu thấy quá mặn, bạn có thể thêm vào một ít mật ong để giảm bớt vị mặn.

- Chanh tươi và muối:

Là một loại gia vị thông dụng, chanh là vị thuốc chữa viêm họng, ho được nhiều người sử dụng vì tính tiện dụng và an toàn. Sử dụng chanh tươi, thái lát ngậm cùng với một vài hạt muối sẽ cải thiện tình trạng đau rát cổ họng của bạn.

- Uống nước chanh ấm với mật ong:

Khi bị đau họng, hãy lấy một cốc nước nóng, thêm chút nước cốt chanh và mật ong. Khuấy đều chúng rồi uống. Mỗi ngày làm 2 lần, uống 2-3 ngày họng của bạn sẽ không còn bị đau.

- Ngậm gừng với mật ong:

Gừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

- Ăn súp gà:

Súp gà vừa là một phương thuốc cổ truyền để chữa cảm lạnh tại nhà vừa có tác dụng chữa viêm họng rất tốt. Chất sodium trong nước súp có chứa các chất kháng viêm hiệu quả và mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn khi ăn.

Súp gà cũng có tác dụng chữa viêm họng. Việc ăn uống có thể trở nên khó khăn và đau đớn đối với bạn khi cổ họng bị sưng tấy hoặc bị mắc viêm họng nặng. Vì vậy, nhấm nháp vài thìa súp gà bổ dưỡng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

- Nước ép cà rốt:

Ít ai biết ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, làm đẹp thì cà rốt còn là loại thuốc chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Một ly nước ép cà rốt trước khi đi ngủ là cách chữa bệnh viêm họng hiệu quả, an toàn.

- Uống trà nóng:

Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.

- Lá tía tô:

Theo Đông y, lá tía tô có vị ấm, thường dùng trong điều trị cảm mạo trong dân gian. Bạn có thể dùng lá tía tô chữa bệnh viêm họng bằng cách rửa sạch, vắt lấy nước và uống.

- Ngậm cam thảo:

Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.

- Nhai lá húng quế:

Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi ​​nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn..

- Massage cổ họng với dầu nóng:

Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan.

Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.   

Sưu tầm