Viêm thanh quản cấp là bệnh lý hay gặp khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, tuy nhiên hiện nay viêm thanh quản cũng gặp rât nhiều vào mùa hè đặc biệt là những thời điểm nắng nóng cao độ.  Nguyên nhân được cho là kinh tế ngày càng được cải thiện, mức sống cũng thay đổi theo, nhà nhà có điều hòa, tủ lạnh dẫn đến tình trạng lạm dụng gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp đặc biệt là viêm thanh quản cấp gây khản tiếng.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp vào ngày nắng nóng  

Nói đến viêm thanh quản cấp nguyên nhân đầu tiên phải kể đến virus: virus cúm, virus APC, influenza, á cúm….  Nguyên nhân vào những ngày nắng nóng thường xuyên để điều hòa chênh lêch lớn so với nhiệt độ ngoài trời, làm cơ thể thích nghi không kịp đặc biệt đối với người già và trẻ em sức đề kháng kém dẫn đến dễ nhiễm các loại vi khuẩn, virus từ không khí gây bệnh và đường hô hấp là cửa ngõ đầu tiên không khí đi qua nên các bệnh lý đường hô hấp đặc biệt là viêm thanh quản gặp rất nhiều. Và một yếu tố cũng góp phần làm bệnh viêm thanh quản cấp gia tăng đó là tình trạng sử dụng nước đá vào những ngày hè giải nhiệt làm tổn thương lớp niêm mạch họng, thanh quản, làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm thành quản cấp

 Khởi đầu thường có viêm mũi họng xuất tiết kèm theo các triệu chứng như: sốt nhẹ, chảy nước mũi, mệt mỏi, họng khô rát. Tiếp đến, giọng nói bị khản, đôi khi khản đặc, thậm chí mất tiếng, cảm giác ngừa rát hoặc kích thích như kim châm ở thanh quản, có kèm theo ho lúc đầu ho khan sau ho có đờm nhầy. Những triệu chứng trên kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó sẽ giảm nhưng triệu chứng khản tiếng có thể kéo dài hơn. 

Phù nề niêm mạch dây thanh do viêm thanh quản cấpPhù nề niêm mạch dây thanh do viêm thanh quản cấp

Điều trị viêm thanh quản cấp

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, giữ ấm cổ họng. Nếu có sốt cao dùng thuốc hạ sốt và xác định có bội nhiễm thì cần sử dụng thuốc kháng sinh, dùng thuốc giảm ho, giảm viêm, giảm phù nề, nhờ mũi họng bằng nước muối sinh lý, trường hợp khó thở sử dụng khí dung với kháng sinh hay chống viêm như hydrocortison.

Theo các phương pháp dân gian thì sử dụng chanh tươi thái lát mỏng hoặc quất bao tử, nghệ tươi, đường phèn hay mật ong hấp cách thủy ngậm nhiều lần trong ngày…

Theo đông y thường sử dụng các thảo dược như cây Rẻ quạt, Bồ công anh, Sói rừng, Bán biên liên… để điều trị các bệnh hầu họng. Để tiện sử dụng hằng ngày có thể sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn dưới công nghệ kỹ thuật cao như Tiêu Khiết Thanh có thể mang theo đi làm, đi học, đi du lịch mà không gây ảnh hưởng.

Từ xa xưa các loại thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,... đã được ông cha ta sử dụng để điều trị viêm họng, đau họng, viêm thanh quản với các ưu điểm như an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật... Tuy nhiên, việc sử dụng các thảo dược này còn có nhiều hạn chế như quá trình chế biến phức tạp, mất nhiều thời gian, không chiết kiệt được các hoạt chất có trong thảo dược... Ngày nay với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã dựa vào các bài thuốc y học cổ truyền để nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược quý đồng thời khắc phục được các hạn chế trên mà vẫn giữ được những ưu điểm của các loại thảo dược này như bào chế dưới dạng viên giúp cho việc sử dụng dễ dàng và thuận tiện hơn, sử dụng công nghệ hiện đại chiết kiệt các hoạt chất có lợi, loại bỏ các thành phần có hại,... Nổi bật nhất trong các sản phẩm này đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh _ sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi và chiếm được lòng tin của rất nhiều người. Tiêu Khiết Thanh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng,...

Cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi, nằm nghỉ ngơi, không hút thuốc lá, uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu...

Làm cách nào để phòng viêm thanh quản cấp?

Tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp, quá chênh lệch so nhiệt độ ngoài trời, trước khi đi ra ngoài nên tắt điều hòa ít nhất nửa tiếng, mở cửa để thích nghi dần với điều kiện bên ngoài.

Hạn chế sử dụng nước đá

Tăng cường sử dụng các loại rau củ quả có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi…..

Xúc họng nước muối loãng hằng ngày.

Hạn chế rượu bia,

Không hút thuốc lá

Tránh la hét, nói to, đeo khẩu trang tránh bụi va lạnh khi làm việc.

Hoàng Yến