Nghiên cứu mối tương quan giữa stress làm trầm trọng bệnh hen suyễn

Đối với nhiều cá nhân bị bệnh hen, tiếp xúc với một số mùi – như nước hoa – có thể làm tăng tình trạng viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Monell Chemical Senses ở Philadelphia, PA, việc tin tưởng mùi hương sẽ gây hại thậm chí nó không chứa chất kích ứng, có thể có tác dụng tương tự. 

 Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sỹ Cristina Jaén, một nhà sinh lý học tại Monell, gần đây đã công bố phát hiện của họ trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm thần.

Hen suyễn – một bệnh phổi mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm và hẹp đường hô hấp - ảnh hưởng đến hơn 25 triệu người Mỹ. Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực.

Bởi vì đường hô hấp của bệnh nhân hen rất nhạy cảm, các triệu chứng có thể được gây ra bởi một số tác nhân, bao gồm bụi, phấn hoa, chất gây dị ứng, và các chất kích thích hóa học.

hen phế quản xảy ra do dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc

“Không chỉ bạn ngửi thấy mùi gì, mà còn bạn nghĩ là bạn ngửi mùi gì”

Theo Jaén và các cộng sự, nhiều tổ chức y tế trích dẫn rằng một số mùi hương và chất tạo mùi – như nước hoa và keo xịt tóc – có thể gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Họ lưu ý điều này có thể gây ra lo lắng cho bệnh nhân rằng bệnh hen suyễn sẽ lên cơn khi họ tiếp xúc với mùi như vậy.

Nhóm nghiên cứu muốn xác định xem liệu lo lắng khi tiếp xúc với mùi xung quanh có thể đóng góp vào sự phát triển của các triệu chứng hen suyễn.

“Không chỉ bạn ngửi thấy mùi gì, mà còn bạn nghĩ là bạn ngửi mùi gì”

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu theo dõi 17 người tham gia với bệnh hen mức độ vừa và cho tiếp xúc với một chất có mùi là phenylethyl alcohol (PEA) trong thời gian 15 phút.

Theo các nhà nghiên cứu, PEA có mùi thơm hoa hồng và được coi như là một mùi thơm tinh khiết không chứa các yếu tố kích thích sinh lý.

Trước khi tiếp xúc với PEA, tám trong số những người tham gia được nói rằng họ sẽ được hít mùi có chức năng phòng bệnh, còn chín người còn lại được nói mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp nhẹ.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng những người tham gia đã nói rằng tiếp xúc với PEA có thể gây hại đánh giá là mùi khó chịu hơn, so với những người được cho biết nó có thể điều trị.

Hơn nữa, những người tham gia tin rằng mùi có thể gây hại trải qua viêm đường hô hấp ngay lập tức, và trước sự ngạc nhiên của nhóm nghiên cứu, tình trạng viêm này vẫn tồn tại 24 giờ sau đó.

Không có tình trạng viêm xảy ra ở những người nghĩ rằng mùi hương có tác dụng trị liệu.

Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ cho thấy rằng những ảnh hưởng của nước hoa về bệnh suyễn có thể liên quan đến kỳ vọng rằng mùi có thể gây hại, chứ không phải là do tác dụng của mùi.

Jasén nói:

“Không chỉ những gì bạn ngửi, mà còn phụ thuộc bạn nghĩ bạn ngửi mùi gì. Bệnh nhân hen thường lo lắng về mùi hương và nước hoa. Khi chúng ta lo ngại rằng mùi hương là có hại, cơ thể chúng ta phản ứng như thể mùi hương đó là có hại. Cả bệnh nhân và người cung cấp dịch vụ cần phải hiểu kỳ vọng về mùi có ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng của bệnh.”

Đồng tác giả nghiên cứu tiến sỹ Pamela Dalton, nói rằng nhóm nghiên cứu tin rằng kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy mối tương quan giữa stress và mức độ trầm trọng của bệnh hen suyễn.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ muốn điều tra các cơ chế sinh học cơ bản giữa kỳ vọng có hại và tác dụng viêm đường thở.

“Chúng tôi cũng muốn sử dụng chiến lược hành vi để giảm thiểu phản ứng phụ, cũng như hiểu được như thế nào có sự khác biệt giữa các cá nhân bệnh hen ở cách họ thể hiện phản ứng này”, Dalton nói với chúng tôi.

Đầu năm nay, Medical News Today cho biết theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Miến dịch Thực hành, giảm tiếp xúc với các vi khuẩn lành mạnh trong môi trường nông thôn có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn và dị ứng.

Sưu tầm