Khàn giọng, mất tiếng thường xảy ra khi bạn bị viêm thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lại từ chính những hành động hàng ngày. Vì thế, nếu không muốn bản thân rơi vào tình trạng đau họng, nói không ra hơi thì bạn cần hạn chế những việc làm dưới đây. Cùng tham khảo bài viết nhé!
Nói quá nhiều gây khàn giọng, mất tiếng
Nói liên tục không ngừng nghỉ khiến thanh quản hoạt động quá sức, sẽ trực tiếp làm mất giọng. Thông thường, các hoạt động phát âm như nói, la hét, hát,… đòi hỏi dây thanh phải rung nhẹ nhàng. Nhưng khi sử dụng quá nhiều, chúng có thể bị viêm và cản trở quá trình rung động. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nói trong thời gian dài, hãy thử đăng ký lớp học nói trước công chúng, luyện một số kỹ năng phát âm, điều chỉnh âm lượng và hơi để tránh bị khàn tiếng, mất tiếng.
Nói quá nhiều gây khàn giọng, mất tiếng
Hát cũng khiến dây thanh bị tổn thương
Hoạt động hát có thể tác động mạnh lên dây thanh âm – hát thật to hoặc hát với khoảng âm quá trầm hoặc cao cũng đều có ảnh hưởng tương tự. Những nguy cơ này càng gia tăng nếu bạn không phải là ca sĩ được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm. Vì vậy, để bảo vệ giọng, hãy hạn chế việc hát với âm lượng to hoặc với khoảng âm khó hát. Nhớ là phải khởi động trước khi hát.
Ho gây khàn tiếng, mất tiếng
Thông thường khi bị cảm lạnh không gây khàn tiếng, mất giọng ngay mà chúng chỉ xuất hiện sau triệu chứng ho. Viêm nhiễm khiến niêm mạc hô hấp bị kích ứng, tiết dịch dẫn tới ho để tống đờm và các tác nhân gây hại ra ngoài. Nhưng khi người bệnh ho liên tục lại gây ra những kích thích lên thanh quản cuối cùng làm mất giọng. Cũng như la hét và hát, việc ho quá nhiều trong thời gian dài có thể gây đau họng và tổn thương niêm mạc hô hấp.
>> Xem thêm: Khó tin: Bị khàn tiếng hụt hơi chỉ vì uống thuốc “vô tội vạ”
Uống ít nước
Uống ít nước gây khàn tiếng
Nếu dây thanh không được làm ẩm và bôi trơn, chúng có thể bị khô và sưng viêm. Thực tế, những người làm nghề nói nhiều hoặc hát chuyên nghiệp (ca sĩ) luôn có cốc nước uống bên cạnh để bảo vệ dây thanh. Họ làm dịu dây thanh bằng cách nhấp nước trong khi nói chuyện hay hát. Và hiển nhiên, thanh quản sẽ gặp vấn đề nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Ăn thức ăn có tính acid và sữa
Một số thức ăn và đồ uống, đặc biệt là thực phẩm có vị chua (chanh, giấm,…) và các sản phẩm sữa có thể sinh nhiều đờm trong cổ họng. Đờm có thể gây ho, khạc nhổ. Điều này làm dây thanh bị tổn thương, gây khàn tiếng, mất giọng.
Uống nước thật lạnh
Một số người nhận thấy rằng nước lạnh cũng có thể kích thích sinh ra đờm. Thực tế là nếu bạn thử uống một cốc nước đá sẽ thấy cổ họng có nhiều đờm và ho dữ dội hơn. Vì thế hãy kiêng nước lạnh nếu đang bị viêm họng, viêm thanh quản nhé!
>>Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên thường được chuyên gia y tế sử dụng
Đẩy lùi khàn giọng mất tiếng bằng sản phẩm từ thảo dược
Nếu bạn và người thân trong gia đình đang bị khàn giọng, mất tiếng, hãy xem lại một số hành động trên và điều chỉnh lại cho phù hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, chứa các thảo dược có tác dụng như “kháng sinh thực vật”. Một sản phẩm tiêu biểu là Tiêu Khiết Thanh.
Sức mạnh của Tiêu Khiết Thanh được tạo nên từ sự kết hợp tinh chất 4 vị thảo dược quý là rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Khi được kết hợp theo tỷ lệ vàng, những thảo dược này phát huy công dụng tối đa giúp đẩy lùi khàn giọng, mất tiếng từ nguyên nhân tới triệu chứng:
- Cải thiện triệu chứng: Giảm sưng, tiêu viêm, làm dịu vòm họng từ đó họng không còn đau rát, khàn tiếng nữa.
- Đẩy lùi nguyên nhân, ngăn chặn bệnh tái phát: Tiêu diệt vi khuẩn, virus. Đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc thanh quản, tăng cường sức đề kháng để chống lại nguy cơ tái phát.
Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị khàn tiếng, mất tiếng
Như vậy Tiêu Khiết Thanh dạng viên nén là một sản phẩm đáng để sử dụng phải không? Đặc biệt hơn, mới đây, Tiêu Khiết Thanh còn có thêm dạng bào chế mới là cốm hòa tan, rất phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Ngoài phát huy công dụng của các dược liệu quý kể trên, dạng cốm này còn bổ sung thêm 2 dược liệu nữa là kinh giới và cỏ lào cùng vitamin C, vitamin D3, kẽm tạo thành một công thức toàn diện giúp giảm sưng viêm, kích ứng và tăng sức đề kháng một cách tối đa.
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Tình trạng khàn tiếng lâu ngày đã khiến cho bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, Phường Hạ Long, thành phố Nam Định) phải từ bỏ công việc giảng dạy mà bác rất yêu thích. Hãy lắng nghe chia sẻ của bác qua video trên đây:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh
Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với nhiều thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, Tiêu Khiết Thanh được chuyên gia Trần Hữu Tuân đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khàn tiếng và các vấn đề hô hấp:
Xem thêm chuyên gia tư vấn tác dụng của Tiêu Khiết Thanh TẠI ĐÂY
Hãy tránh nói nhiều, la hét và lưu ý uống nhiều nước để giảm bớt một số nguyên nhân gây khàn tiếng, mất giọng bạn nhé! Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917.212.364 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Khánh Vũ
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh