Nấm thanh quản là bệnh lý ít gặp nhưng ngày nay bệnh ngày càng gia tăng gây tình trạng ho, khản tiếng kéo dài. Nguyên nhân do môi trường có thể có nấm, thể trạng kém, dùng nhiều thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc có corticoids dưới dạng xịt họng thường xuyên.
Bệnh nấm thanh quản là một bệnh chưa rộng rãi nhưng ở nước ta thời tiết nóng âm, môi trường sinh hoạt và điều kiện vệ sinh chưa cao nên tao điều kiến cho nấm phát triển và vấn để về bệnh lý nấm thanh quản chưa được hiểu biết một cách đầy đủ.
Nguyên nhân
Do nấm nội tạng thường gặp:
- Nấm candida thường ở miệng họng, khi có yếu tố thuận lợi sẽ trở thành gây bệnh.
- Nấm Asperigillus trọng không khí
Các yếu tố thuận lợi
- Điều trị kháng sinh keo dài
- Điều trị xạ trị
- Suy nhược cơ thể
- Đái tháo đường,
- Suy giảm miễn dịch
- Đặc biệt là tình trạng lạm dụng corticoid trong điều trị
Đố với các bệnh lý đường hô hấp thường có đặc điểm dễ tái phát và tình trạng làm dùng dùng kháng sinh, chống viêm corticoid là cho bệnh nấm thanh quản ngày càng gia tăng.
Nấm thanh quản gây khản tiếng kéo dài
Triệu chứng sớm và luôn có đó là khản tiếng kéo dài, có xu hướng tăng dần dễ đưa tới mất tiếng. khi soi thanh quản thường thấy những đốm trắng, giả mặc phủ trên dây thanh có thể lan rộng ra các khi vực xung quanh như họng, thanh quản, thanh môn…
TS. Nguyễn Trọng Minh cho biết, khản tiếng và ho là triệu chứng cơ năng nổi bật nhất, tỉ lệ là 100%. Đặc điểm của ho trong nhiễm nấm là ho khản trong 3 - 5 ngày đầu, ho nhiều thậm chí dữ dội, thường xuất hiện sau cảm cúm. Sau những ngày đầu thì ho có đàm trắng đục, thậm chí lẫn máu, tiếng khản ngày một nặng, thậm chí nói không ra tiếng, thường là khào khào, giọng yếu hẳn. Ngoài ra, những triệu chứng khác kèm theo như: đau họng, rát họng, tức ngực và đau vùng ngực cũng xuất hiện.
Để chẩn đoán và điều trị cần xác định loại nấm gây bệnh. Các biện pháp nội khoa chính dùng thuốc kháng nấm, chống viêm, giảm phù nề, và nâng cao sức đề kháng của cơ thể như dùng thêm Vitamin C và B…
ND