Mùa đông là thời điểm hay mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản. Đặc biệt, với những đối tượng có sức đề kháng yếu như người cao tuổi. Hiện nay, với tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho các bệnh đường hô hấp trở nên phổ biến và gia tăng nhanh hơn. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển đây là nguyên nhân chính dẫn tới viêm thanh quản. Vậy làm thể nào đẻ phòng viêm thanh quản khi thời tiết thay đổi?

 Viêm thanh quản_ bệnh lý hay gặp vào mùa lạnh 

Viêm thanh quản được chia làm hai loại là cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp là do khi thời tiết thay đổi, kèm theo độ ẩm không khí cao sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Còn viêm thanh quản mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như: công việc đòi hỏi thường xuyên nói nhiều, nói to, nói liên tục hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khiến dây thanh âm dễ bị tổn thương. Viêm thanh quản cấp không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị khó khăn hơn. 

Vào mùa lạnh, các loại virus, vi khuẩn xuất hiện theo mùa, phát triển mạnh hơn khi thời tiết lạnh và ẩm ướt, gây nhiễm khuẩn thanh quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có các biện pháp phòng viêm thanh quản nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung. Đối với người cao tuổi, do sự lão hóa nên mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó có sức đề kháng, khiến cho bệnh viêm thanh quản cũng xuất hiện dễ dàng. Đặc biệt người già có thói quên hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm thanh quản trong mùa lạnh. 

Phòng viêm thanh quản khi thời tiết trở lạnh không quá khó

Vì vậy, để phòng viêm thanh quản, phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng, cần bảo vệ thanh quản bằng cách: Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe; Nên mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ; Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói do người khác hút; Hạn chế rượu, cà phê, uống nhiều nước ấm giúp niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch…; Tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

Mùa lạnh làm tăng nguy cơ viêm thanh quảnMùa lạnh làm tăng nguy cơ viêm thanh quản

Chị Đỗ Thị Thư (sinh năm 1993, hiện đang là nhân viên bán hàng tại địa chỉ 21 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội), một cô gái trẻ hay mắc viêm họng từ nhỏ chia sẻ: Tình trạng cứ đều đặn “đến hẹn lại lên” mỗi khi thời tiết trở trời, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang đến không biết bao nhiêu phiền toái cho cô. Thư kể: “Mỗi lần trời hơi trở lạnh là em đã phải quàng khăn chặt kín cổ, không dám hở ra chỗ nào. Không dám ăn kem, không uống nước đá. Thế nhưng vẫn không tránh khỏi". Những tưởng cô sẽ phải sống chung với các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng mãi. Nhưng rất may, cô đã tìm được phương pháp hiệu quả để ngăn căn bệnh này, cô được biết đến và sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh khoảng 2 năm nay và chứng viêm họng của cô giảm đáng kể.

Để hạn chế và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm thanh quản đặc biệt là viêm thanh quản, nhiều người tin tưởng sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên an toàn khi sử dụng lâu dài.

Đồng thời người bệnh nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; Bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; Thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; Điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại… Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; Không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Thu Lan.