Thời tiết giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên bùng phát, điển hình là bệnh viêm họng. Nhất là những trường hợp sức đề kháng của cơ thể yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người đang gặp vấn đề về sức khỏe thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, dễ tăng nặng hơn và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm họng là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc do môi trường thay đổi thời tiết đột ngột gây ra. Thời tiết thay đổi chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, bệnh thường xảy ra vào mùa đông, tuy nhiên vào mùa nắng nóng, sử dụng điều hòa không đúng cách hoặc uống các loại nước quá lạnh thì rất dễ xảy ra viêm họng cấp. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…) cũng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng. 

Thời tiết giao mùa thường xuất hiện các bệnh về đường hô hấpThời tiết giao mùa thường xuất hiện các bệnh về đường hô hấp

Viêm họng thường gây ra tình trạng sốt cao, nuốt đau, luôn có cảm giác rát họng, khản tiếng… Với tình trạng viêm họng cấp, bệnh thường diễn biến trong khoảng 3-4 ngày, với những người có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ giảm dần và các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm họng tăng nặng và kéo dài mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản,… đặc biệt là gây ra khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản.

Khi mắc phải viêm họng cấp, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra bệnh là vi khuẩn thì sẽ lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để điều trị cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng, tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng, viêm thanh quản cũng dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Vì vậy, để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không nên tự ý mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người thân.

Viêm họng thường gây ra khản tiếng và nhiều biến chứng khácViêm họng thường gây ra khản tiếng và nhiều biến chứng khác

Một số biện pháp cải thiện viêm họng ngay tại nhà

Khi bị đau họng, bạn có thể tự làm giảm các cơn đau rát bằng các biện pháp tự nhiên ngay tại nhà bằng một số cách sau:

+ Nước muối:

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn, thường xuyên súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% số người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Nếu bị ngứa hoặc đau họng, bạn có thể pha 1 thìa muối vào 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây.

+ Mật ong:

Trong thành phần của mật ong chứa nhiều vitamin có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Để giảm bớt tình trạng viêm đau họng, pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa nhỏ mật ong, vắt vào thêm nửa quả chanh. Chanh có tác dụng làm se, giúp màng nhầy ở cổ họng co lại, chính vì vậy món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.

+ Tỏi

Tỏi có chứa allicin, đây là một loại kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn. Khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa, bạn có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5 phút để tránh bị nhiễm trùng.

+ Rễ cam thảo

Rễ cam thảo được dùng rộng rãi trong Đông y để điều trị viêm họng, nhiễm virus từ xa xưa, hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước dùng để súc miệng.

Một nghiên cứu chỉ ra những bệnh nhân thường xuyên súc miệng bằng nước rễ cam thảo sẽ ít bị viêm đau họng hơn so với những người chỉ uống nước.

+ Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thanh quản

Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh lý về đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng, khản tiếng, hiện tại xu hướng được nhiều bác sĩ và người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng là dùng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, an toàn, hiệu quả điều trị cao và không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh, với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với các dược liệu quý như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm họng, khản tiếng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quảTiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả

   Với những thành quả mà sản phẩm đem lại, Tiêu khiết thanh nhiều năm liền nhận được các giải thưởng cao quý như:

      - Top 100 sản phẩm – Dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng, độc giả báo lao động và xã hội bình chọn

       - Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng do Hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm Việt Nam bình chọn

     Giới chuyên gia đánh giá như thế nào về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh?

     Không chỉ được mọi người tin tưởng sử dụng, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh còn được giới chuyên gia đánh giá rất cao về tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan viêm đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, hạt xơ dây thanh, polyp thanh quản,...

    Cùng lắng nghe GS.TS Trần Hữu Tuân khẳng định tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên:

    

Một số lưu ý cho người mắc viêm họng, viêm thanh quản:

-         Khi bị viêm họng, viêm thanh quản, trong quá trình sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân nên duy trì chế độ dinh dưỡng với các thức ăn loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, bổ sung nhiều rau và trái cây. Nên nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực và gan bàn chân; vệ sinh vùng họng, súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn, vi sinh vật có điều kiện gây bệnh.

-       Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…

-       Không nên la hét hoặc nói to, nói nhiều, tránh uống nước lạnh hay sử dụng các loại gia vị có tính kích thích như ớt, hạt tiêu, không hút thuốc lá, không uống rượu, bia.

Minh Long