Khàn tiếng và đau họng thường đi kèm với nhau do đều là những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, có những trường hợp khàn tiếng nhưng không đau họng mà không rõ lý do dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân làm biến đổi giọng nói mà không ảnh hưởng đến cổ họng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Khàn tiếng nhưng không đau họng là bệnh gì?

Nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng là do mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… Lúc này, bạn cũng có thể gặp phải các biểu hiện: Sốt, đau họng, ho khan, ho có đờm,... Chính vì vậy, khàn tiếng và đau họng thường đi kèm với nhau. Vậy bị khàn tiếng nhưng không đau họng liệu có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể xảy ra khi gặp các vấn đề sau:

Dây thanh có các tổn thương

Việc dây thanh có sự xuất hiện của các tổn thương như hạt xơ, polyp hay u nang chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng. Hạt xơ dây thanh là tình trạng dây thanh xuất hiện các hạt xơ có thể nhỏ bằng hạt tấm hoặc lớn như hạt đậu xanh. Hạt xơ này gồm 1 nhân xơ, bên ngoài là biểu mô quá sản. Các hạt xơ thường mọc ở cả 2 dây thanh và đối xứng nhau với kích thước tương đương. Tình trạng này thường gặp ở những người phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục và dày đặc như: Giáo viên, diễn giả, người dẫn chương trình, ca sĩ,… Thông thường, hạt xơ dây thanh không gây đau họng mà chỉ dẫn đến khàn tiếng. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng như: Phát âm nặng nề, hụt hơi, nói phải gắng hết sức kèm theo đau ngực.

Khan-tieng-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-hat-xo-day-thanh

Khàn tiếng là dấu hiệu điển hình của hạt xơ dây thanh

>>> XEM THÊM: Hạt xơ dây thanh quản là gì? Tại sao dây thanh lại xuất hiện hạt xơ?

Đối với u nang hoặc polyp dây thanh thì đây là những tổn thương thực thể dạng u lành tính tại dây thanh. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này cũng bởi việc “lạm dụng” giọng nói quá nhiều trong thời gian dài. Polyp và u nang có biểu hiện đặc trưng nhất là khàn tiếng, mất tiếng,...

Trào ngược dạ dày thực quản

Là hiện tượng axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, tràn qua cổ họng vào thanh quản. Khi đó, dây thanh âm sẽ bị kích thích dẫn đến khàn tiếng.

Suy giáp

Suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng do tuyến giáp nằm ngay phía trước thanh quản và cổ họng.

Ung thư

Đôi khi khàn tiếng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư (ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi,...). Lúc này, khàn tiếng thường đi kèm với hiện tượng sụt cân đột ngột, ho ra máu,...

Các vấn đề về thần kinh

Đột quỵ hoặc các bệnh thần kinh như Parkinson, đa xơ cứng cũng là nguyên nhân gây khàn giọng do dây thần kinh thanh quản bị ảnh hưởng.

Liệt dây thần kinh thanh quản

Đây cũng là một nguyên nhân gây khàn tiếng khi dây thần kinh thanh quản bị tổn thương, thường xảy ra sau một cuộc phẫu thuật như mổ tuyến giáp, phẫu thuật tim.

Hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây độc cho phổi và những bộ phận khác của cơ thể mà chất nicotine trong khói thuốc lá cũng được coi là nguyên nhân gây khàn tiếng.

Hut-thuoc-la-kich-thich-day-thanh-am-gay-ra-khan-tieng

Hút thuốc lá kích thích dây thanh âm gây ra khàn tiếng

Cách khắc phục khàn tiếng, cải thiện giọng nói hiệu quả

Khàn tiếng nhưng không đau họng khiến bạn bực bội, khó chịu vì nói chuyện hạn chế. Để giảm bớt tình trạng này, bạn hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Cho giọng nói nghỉ ngơi một thời gian để nó có thời gian hồi phục, giảm bớt sự căng cứng.
  • Tránh ăn, uống thực phẩm lạnh như nước đá, kem, sữa chua lạnh,…
  • Ăn uống hợp lý, uống nhiều nước ấm giúp cổ họng luôn ẩm, làm dịu thanh quản.
  • Súc miệng nhiều lần với nước muối hỗ trợ giảm viêm nhiễm tạm thời, giảm sưng và kích thích cho thanh quản.
  • Ngưng hút thuốc lá và tránh sử dụng rượu bia, thức uống chứa caffein vì dễ gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí hoặc hít hơi nước giúp mở đường thở.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng hay áp lực quá mức sẽ không tốt cho quá trình cải thiện giọng nói.
  • Tập luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

May-tao-do-am-giup-lam-giam-kich-ung-o-thanh-quan-cai-thien-khan-tieng

Máy tạo độ ẩm giúp làm giảm kích ứng ở thanh quản, cải thiện khàn tiếng

>>> XEM THÊM: Chữa khản tiếng không dùng thuốc, cải thiện trong 1 nốt nhạc

Tiêu Khiết Thanh giúp bạn tránh xa khàn tiếng, giữ gìn sự trong sáng của giọng nói

Phần lớn các trường hợp khàn tiếng nhưng không đau họng là dấu hiệu của những tổn thương thực thể ở dây thanh như hạt xơ, polyp, u nang. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà tình trạng này còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc.

Trong khi đó, hiện nay, khàn tiếng dạng này thường được chỉ định điều trị nội khoa, tạm ngưng hoặc hạn chế nói đến mức tối đa, kết hợp với biện pháp khí dung có thuốc chống viêm, chống phù nề và kháng sinh. Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, người mắc buộc phải phẫu thuật để loại bỏ những khối u bất thường này. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn như: Kháng kháng sinh, viêm loét dạ dày, chảy máu, biến chứng sau phẫu thuật, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Hơn thế, tình trạng khàn tiếng thường không được điều trị triệt để, vẫn có thể tái phát lại, đặc biệt đối với những người không thể hạn chế được việc sử dụng giọng nói ở cường độ cao.

Để giải quyết hết những nhược điểm còn tồn đọng kể trên, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ làm giảm khàn tiếng hiệu quả và an toàn. Sản phẩm chứa thành phần chính là rẻ quạt - một thảo dược chứa các hoạt chất được ví như kháng sinh thực vật có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên. Nghiên cứu thấy rằng, rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid,... giúp giảm sưng viêm, thanh nhiệt, cải thiện nhanh chứng khàn tiếng một cách an toàn, hiệu quả.

Tieu-Khiet-Thanh-voi-cac-thanh-phan-tu-thao-duoc-giup-giam-khan-tieng

Tiêu Khiết Thanh với các thành phần từ thảo dược giúp giảm khàn tiếng

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các dược liệu quý khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,... đều có tác dụng chống viêm rất mạnh, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp bảo vệ và phục hồi tế bào dây thanh âm bị yếu, đang kích ứng hoặc dễ tổn thương; Giúp làm giảm triệu chứng khàn tiếng, từ đó khôi phục lại sự trong sáng của giọng nói lâu dài. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, tiện mang theo bên người để sử dụng.

Rất nhiều người đã tin chọn Tiêu Khiết Thanh để cải thiện giọng nói của mình, trong đó có anh Trương Hữu Quân (Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Anh bị khản tiếng, hụt hơi suốt 2 năm, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học. Khi rơi vào tình trạng nói không ra tiếng, anh đi khám thì phát hiện ra mình bị polyp dây thanh, được chỉ định phẫu thuật nhưng sau khi thực hiện thì vấn đề càng trầm trọng hơn. May mắn sau khi sử dụng sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh, anh Quân đã lấy lại được giọng nói, bỏ máy trợ giảng và tự tin hơn khi giao tiếp. Mời bạn theo dõi chia sẻ của anh trong video dưới đây:

Mới đây, tạp chí kinh tế Việt Nam cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Đây chính là minh chứng quan trọng cho hiệu quả của sản phẩm.

Tóm lại, khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là biểu hiện của những bệnh lý tổn thương nghiêm trọng tại dây thanh quản, ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc. Việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khàn tiếng là lựa chọn đúng đắn và đáng tin cậy, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Do đó, ngoài áp dụng những lưu ý về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để lấy lại giọng nói trong sáng, bạn nhé!

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/hoarseness

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice

https://www.nidcd.nih.gov/health/hoarseness