Khản tiếng có liên quan gì tới bất thường ở dây thanh quản? Chắc chắn là có rồi, bởi dây thanh quản quyết định nhiều tới giọng nói của mỗi người. Có thể là bất thường trong cấu tạo của dây thanh âm hoặc chấn thương dây thanh. Vậy những nguyên nhân ở dây thanh quản đó là gì?
Khản tiếng do bất thường ở dây thanh quản
Viêm thanh quản là nguyên nhân gây khản tiếng thường gặp nhất. Trong bệnh lý viêm thanh quản, điển hình là các dây thanh bị sưng nề, làm cho mép dây thanh không còn được linh hoạt để rung, và khi rung cũng không đồng nhất gây nên tình trạng khản tiếng, rè tiếng, nặng là mất tiếng trong nhiều ngày. Nếu có viêm thanh quản cấp tính, việc điều trị là rất quan trọng giúp phòng ngừa bệnh chuyển sang thể mạn tính, khó khăn cho việc điều trị.
Khản tiếng khiến người bệnh mệt mỏi
Hạt xơ dây thanh: đây cũng là nguyên nhân thường gặp trong các nguyên nhân gây khản tiếng. Khi bạn cố gắng hò hét, nói to, nói liên tục, khi có sự tổn thương thanh quản sẵn có… thì sẽ khiến các cơ của thanh quản bị đứt gãy, theo cơ chế sinh lý, cơ thể sẽ tự tiết ra dịch tiết giúp hàn gắn các vết thương trên cơ thanh quản này lại, và tại vết gắn sẽ bị tích tụ lại thành hạt, đây gọi là hạt xơ dây thanh. Khi xuất hiện hạt xơ, 2 dây thanh khi rung sẽ không đồng nhất, 2 mép dây thanh cũng không thể khép kín sát nhau, từ đó làm cho người nói mau mệt do bị thoát hơi.
Ngoài ra, để xác định xem tình trạng khản tiếng là do vấn đề gì ở dây thanh, trước hết bạn cần xác định xem có phải do các nguyên nhân bệnh lý như ung thư thanh quản, ung thư phổi,… hay không. Để làm được điều này bạn cần được thăm khám và kiểm tra bằng một loạt các xét nghiệm ở cổ và ngực, bao gồm cả soi thanh quản và chụp X-quang. Bất kỳ tổn thương nào nghi ngờ sẽ thể hiện rõ bằng hình ảnh chụp sau khi thực hiện chụp quét cắt lớp điện toán CT.
Ở những người sử dụng giọng nói quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh u nhú thanh quản, đây cũng có thể là lý do gây khản tiếng. Do vậy, với các đối tượng có nguy cơ cao như giáo viên, ca sĩ… cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, phân bổ thời gian nói hợp lý để thanh quản có thời gian hồi phục giúp cho giọng nói trong, ngăn ngừa các biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh…
Về điều trị, cắt bỏ u bằng tia laser là phương pháp đơn giản, nhưng rất dễ tái phát nếu dây thanh sau đó vẫn phải làm việc liên tục. Ngoài u nhú thanh quản, polyp dây thanh – một loại u dây thanh xuất hiện do nguyên nhân chảy dịch mũi sau, trào ngược axit dạ dày-thực quản hoặc hút thuốc. Ngoài ra, những bệnh lý dẫn đến tê liệt dây thanh âm làm khản tiếng nặng nề, có thể do ảnh hưởng ở dây thần kinh, nguyên nhân thường do các rối loạn tuyến giáp và những biến chứng sau phẫu thuật tuyến giáp.
Sử dụng thảo dược: Phương pháp hỗ trợ điều trị khản tiếng an toàn
Để trị khản tiếng hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng giọng nói vừa phải, điều chỉnh giọng nói và thay đổi lối sống. Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm thảo dược được đánh giá an toàn và tăng cường chức năng của dây thanh quản, trị khản tiếng hiệu quả. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là cao rẻ quạt kết hợp với cao bán biên liên, cao sói rừng, cao bồ công anh có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, bảo vệ thanh quản.
Trên thực tế, đã có nhiều người sử dụng Tiêu Khiết Thanh để hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng và cho kết quả rất tốt, bạn đọc có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Tiêu Khiết Thanh vinh dự được nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng" để ghi nhận những cống hiến của sản phẩm với cộng đồng.
Minh Hằng