Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên hay gặp các vấn đề về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng là do tiếng ồn trong lớp học, độ âm vang kém của phòng học nên phải nói to và điều này gây ảnh hưởng đến giọng nói của các giáo viên.
Tại sao nghề giáo viên hay mắc khản tiếng, mất tiếng?
Các nhà khoa học tại trường đại học Auckland (NewZealand) khảo sát 3.000 giáo viên tạiNew Zealand. Từ cuộc khảo sát này cho thấy, những năm gần đây những vấn đề về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng,.. ở người làm nghề giáo viên cao hơn so với những người làm nghề khác. Những năm trước đây, khi nói đến nghề giáo viên, dân gian hay có câu nói đùa là nghề "bán cháo phổi", nguyên nhân bởi khi thầy cô giảng bài đã vô tình hít bụi phấn khá nhiều, gây ảnh hưởng đến phổi. Những tưởng khi xã hội phát triển, giáo viên ngày nay được sử dụng loại phấn không bụi hay những loại bút lông viết bảng thì sẽ khắc phục được những hạn chế trên. Nhưng hiện nay bệnh lý được nhắc đến nhiều nhất với nghề giáo viên vẫn liên quan đến giọng nói như khản tiếng, mất tiếng.
Có thể nói, viêm họng hay những bệnh liên quan đến thanh quản rất phổ biến ở giáo viên, cũng là do đặc thù công việc của giáo viên phải hoạt động, nói to và nói liên tục trong thời gian dài. Do đó khả năng tái phát cũng nhiều hơn ở những nhóm nghề khác và thời gian hồi phục vì thế cũng kéo dài hơn . Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì 32% giáo viên bị rối loạn phát âm gây khản tiếng, thậm chí mất tiếng so với tỉ lệ 1% ở các ngành nghề khác và 80% giáo viên bị khản tiếng, mất tiếng ít nhất một lần trong một tháng. Tình trạng khản tiếng, mất tiếng thường gặp ở giáo viên tiểu học và những giáo viên từ 51 đến 60 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Khản tiếng gây ảnh hưởng lớn tới công việc của người giáo viên
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Điệp _ Khoa tai mũi họng, bệnh viện 199 Bộ công an sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng:
Nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng
Cần làm gì để hạn chế tình trạng khản tiếng ở nghề giáo viên?
Khản tiếng, mất tiếng gây không ít phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nhưng nếu có biện pháp phòng tránh, chăm sóc giọng nói đúng cách như một số gợi ý dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu này một cách hiệu quả.
Uống nước thường xuyên là biện pháp giúp làm ẩm họng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus làm cho dây thanh cử động dễ dàng hơn, giảm khô họng khi thời tiết hanh khô, hạn chế sự xuất hiện của các bệnh lý đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, khản tiếng, mất tiếng.
Hạn chế sử dụng giọng nói quá mức bằng cách dùng các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình giảng bài như mic, loa,… Phân bổ thời gian nói hợp lý, dành thời gian để giọng nói của bạn được nghỉ ngơi là cách giúp bảo vệ thanh quản và giọng nói của bạn rất tốt đồng thời giúp phòng ngừa các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng rất hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể, cổ họng khi thời tiết thay đổi giúp phòng ngừa các bệnh lý của đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, tình trạng khản tiếng, mất tiếng…
Sử dụng sản phẩm thảo dược: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh trên, còn có một biện pháp giúp cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng không kém phần hiệu quả. Đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có thể dùng lâu dài để phòng ngừa viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan mà không có tác dụng phụ. Điển hình trong các sản phẩm đó là Tiêu Khiết Thanh – một sản phẩm được phối hợp từ các loại thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng, bồ công anh. Sự kết hợp này đã đem lại hiệu quả cao trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như khản tiếng, mất tiếng cho những người mà đặc thù công việc phải sử dụng nhiều đến giọng nói, trong đó có nghề giáo viên.
Năm 2015, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100 sản phẩm – dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015" và “ Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015”.
Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận giải thưởng