Đau họng là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt vào mùa lạnh hay thời tiết đột ngột thay đổi. Bệnh có thể từ mức độ nhẹ, gây cảm giác khó chịu đến mức độ nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Chúng ta thường nghĩ rằng, họng chỉ là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương khi há rộng miệng. Nhưng thực ra, cơ quan này còn bộ phận ở phía trên (tức khoảng không giáp mũi) và khoảng không phía duới (theo hướng khí quản). “Khu vực” này đảm nhiệm hàng loạt chức năng quan trọng, là con đường thức ăn đi qua vào dạ dày và không khí đi qua để đến phổi. Bộ máy phát ngôn cũng nằm ở đây. Cuối cùng, họng cũng là nơi phải “chiến đấu” với đủ loại vi khuẩn, vi trùng liên tục thâm nhập vào cơ thể. Nếu hệ miễn dịch tự xoay sở được với những phần tử phá hoại, sẽ không có gì xấu xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải loại virus, vi trùng mới, thay đổi thời tiết hoặc khi sức đề kháng suy yếu thì cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh, dẫn đến đau họng.
Hình minh họa
Bên cạnh những dấu hiệu như: khó nuốt, khó thở, ho, sốt,… bệnh nhân bị đau họng còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác. Bệnh có thể do nguyên nhân cụ thể tại họng như viêm họng, viêm mũi, viêm amiđan,viem thanh quan,… hoặc có thể do nguyên nhân ngoài họng phức tạp như: loạn cảm họng, dị vật, liệt họng hay nhược cơ,… Do vậy, để xử lý triệt để đau họng, bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, sau đó cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh khi có viêm, hay áp dụng các thủ thuật: cắt amiđan, chích tháo mủ (nếu bị áp-xe, viêm tấy), lấy bỏ dị vật,…
Tình trạng đau họng khá thường gặp trong bệnh lý viêm thanh quản. Khi bị bệnh này, họng có cảm giác khô rát khó chịu, đồng thời kích thích như kim châm dẫn đến phản xạ ho. Ban đầu là ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm. Bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến dây thanh âm bị tổn thương và có thể lan sang gây viêm họng.
Trong dân gian, một số loại thực phẩm đơn giản, hiệu quả và an toàn có thể giúp giảm nhanh triệu chứng đau họng. Các thực phẩm đó bao gồm:
- Nước chanh và mật ong :Nước chanh và mật ong đều có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, kết hợp với nhau càng có công hiệu giảm đau họng và sưng viêm.
- Trà gừng hoặc trà mật ong : Trà gừng ôn nhiệt hoặc trà mật ong đều có tác dụng tiêu viêm giảm ngứa, giảm tức ngực và căng thẳng. Mật ong có thể hình thành nên một màng ngăn tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ đồng thời ngăn chặn kích thích gây ra ho.
- Cà rốt luộc hoặc hấp :Trong cà rốt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, chất xơ và kali.... Khi đau họng, bệnh nhân nên ăn cà rốt luộc hoặc cà rốt hấp nhưng không được ăn cà rốt sống bởi cà rốt sống sẽ làm họng càng đau.
- Chuối là loại trái cây mềm, không chứa axit và dễ nuốt. Cùng với 3 lợi ích này, chuối còn là loại thực phẩm giàu vitamin, B6, kali và vitamin C.
Để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đau họng và viêm thanh quản, bệnh nhân nên uống Tiêu Khiết Thanh thường xuyên, đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm vùng cổ họng, súc họng bằng dung dịch kiềm ấm,…
Hội thảo khoa học: “Tiêu Khiết Thanh với viêm thanh quản”: 1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội. 2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM |
Thu Hương