Chứng đau họng - Không thể coi thường
Những triệu chứng chúng ta thường xuyên gặp phải là: ngứa cổ họng, khó nuốt và ho. Rất nhiều người khi gặp phải các triệu chứng trên thường không đến bác sĩ để được tư vấn mà tự mình chữa trị. Ít người biết rằng thực tế tồn tại nhiều loại nguyên nhân gây đau họng và cũng có nhiều dạng đau họng khác nhau, dù chúng có các dấu hiệu giống nhau nhưng cách điều trị lại đòi hỏi sự khác biệt. Nếu bạn tự chữa trị sai cách thì có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng khác không đáng có.
Nguyên nhân gây đau họng chủ yếu do virus
Nguyên nhân phổ biến thường là do virus viêm hầu. Đây là loại virus gây ra chứng viêm niêm dịch ở vách sau yết hầu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân khi các virus và vi khuẩn trở nên bùng phát khó khống chế. Triệu chứng: cổ họng khô, đau, rát buốt. Nếu nhiệt độ tăng lên cao hơn 37 độ C thì khi đó virus sẽ bị yếu dần, vì thế bạn cũng không cần phải vội đi bác sỹ. Nhưng nếu thường xuyên bị đau họng thì khi đó nên tới bệnh viện gấp vì lúc đó triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá. Chúng có thể xuất hiện do bệnh viêm dạ dày mãn tính, viêm túi mật hoặc viêm tuỵ.
Một nhóm đau họng phổ biến nữa là viêm amiđan, viêm thanh quản. Đối với đau họng dạng viêm amiđan cấp tính, lý do gây bệnh là do các tác nhân vi sinh vật. Amiđan mở rộng bị bao phủ bởi một lớp màu vàng hoặc màu trắng từ đó hình thành mủ. Triệu chứng: khó nuốt và khi nuốt bị đau, nếu kèm theo sốt cao có thể dẫn tới bị viêm hạch bạch huyết cổ tử cung.
Đau họng nếu không được chữa trị dứt điểm và kịp thời có thể bị kéo dài và trở thành bệnh mãn tính. Viêm thanh quản được coi là bệnh nghề nghiệp của những công việc thường xuyên phải nói và thuyết giảng. Bởi thế nên giáo viên, diễn viên, chính trị gia thường đặc biệt gặp khó khăn trong điều trị. Tín hiệu đầu tiên bạn cần biết đó chính là dây thanh âm mất khả năng “rung”, từ đó dẫn tới khàn giọng hoặc “mất tiếng” hoàn toàn. Nếu không được điều trị cộng thêm vài biến chứng khác thì bệnh có thể phát triển lên thành các khối u ác tính ở cổ họng.
Nhiễm trùng hô hấp cấp tính (ARI) gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bệnh đau họng kèm ho là triệu chứng từ bệnh cúm gà, lên sởi hoặc sốt phát ban. Trong những trường hợp này cổ họng thường bị khô, khàn giọng và ho có đờm.
Cách chữa trị: Quan trọng nhất vẫn là nên tới bác sỹ để khám và kê đơn điều trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm theo các hướng dẫn sau để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, như nói ít đi, uống nước ấm, không hút thuốc lá trong thời gian bị bệnh, tốt nhất nên bỏ hoàn toàn, đi ngủ đúng giờ để cơ thể nạp đủ năng lượng.
Mai Thương
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn bị đau họng do uống thuốc dạ dày ? Chắc bạn có nhầm lẫn, bạn bị đau họng là do bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, làm tổn thương niêm mạc họng, nhờ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm họng. Trước tiên bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh dạ dày, đồng thời bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, ngận chanh mật ong và sử dụng Tiêu Khiết Thanh để làm giảm viêm, tiêu viêm giảm sưng niêm mạc họng, tránh được các tương tác với thuốc điều trị dạ dày. Sau khi đã điều trị xong dạ dày bạn cần phối hợp Tiêu Khiết Thanh với thuốc kháng sinh điều trị viêm họng, bởi tình trạng viêm họng của bạn đã biến chứng sang tai gây viêm tai với biểu hiện là đau tai và nhức đầu. Việc phối hợp phương pháp đông và tây y sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn và tránh được các biến chứng sang các cơ quan khác. Để xác định có bị ung thư hay không bạn cần đến bệnh viện tai mũi họng để khám trực tiếp, và làm một số xét nghiệm cần thiết mới xác định chính xác được.
Chúc bạn sức khỏe !
Theo mô tả của bạn Mẹ bạn thường xuyên bị đau rát cổ họng, khó nuốt, khản tiếng, có cảm giác vướng là những triệu chứng có thể gặp trong các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản do niêm mạc họng bị sưng nề gây nên cảm giác đau và vướng. Bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp, nội soi họng thanh quản xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị bạn nên phối hợp với Tiêu Khiết Thanh giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tùy theo tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp mà các triệu chứng của bạn có thể được cải thiện sớm là vài ngày hoặc muộn hơn. Do vậy bạn cần có tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng lo âu và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp với dùng các sản phẩm từ thảo dược như Tiêu KHiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị mất tiếng rất hiệu quả thì tình trạng mất tiếng của bạn sẽ sớm được cải thiện.
Chúc bạn sức khỏe!
Cám ơn bác sĩ
Theo mô tả của bạn, bạn đã uống thuốc và có chưng hỗn hợp chanh, gừng, nghệ, đường phèn để uống nhưng không hết ho, ho nhiều và bây giờ bị tắt tiếng nghĩa là bệnh đau họng của bạn chưa chưa được điều trị đúng cách có thể vi khuẩn theo đường hô hấp xuống thanh quản gây viêm thanh quản dẫn tới hiện tượng mất tiếng. Kèm thêm hiện tượng đau thắt bụng có thể là do ho nhiều hoặc do bạn có nhạy cảm với thành phần nào đó trong hỗn hợp bạn chưng. Bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám, soi họng trực tiếp xác định chính xác tình trạng viêm của bạn từ đó kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện tình trạng mất tiếng nhanh hơn bạn nên dùng thêm sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có thành phần từ thảo dược giúp tiêu viêm, giảm sưng trong viêm họng, viêm thanh quản rất hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng của bạn có thể là do viêm thanh quản, do tính chất công việc của bạn phải nói nhiều dẫn tới lạm dụng giọng nói trong thời gian dài làm dây thanh bị kích ứng, phù nề, sung huyết lâu ngày có thể dẫn tới hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh với biểu hiện là khản tiếng kéo dài. Trước tiên bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp, xác định tình trạng khản tiếng là do nguyên nhân viêm thanh quản, hay hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, ... từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Đồng thời bạn nên phối hợp thuôc điều trị với Tiêu Khiết Thanh vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, cải thiện tình trạng khản tiếng nhanh hơn vừ giúp bảo vệ thanh quản, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh đặc biệt với những người thường xuyên phải sử dụng đến giọng nói như bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn bị đau đầu, đau họng và ho có thể là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến viêm họng, viêm amidan,... Các bệnh lý này thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó nuốt,... Nguyên nhân gây nên tình trạng này có nhiều nguyên nhân do virus, vi khuẩn, do kích ứng. Với mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau. Bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và tìm nguyên nhân chính xác từ đó có hướng điều trị cụ thể. Đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạn nên phối hợp thuốc điều trị của bác sĩ với Tiêu Khiết Thanh để làm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ho, đau họng của bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt đau có thể là bạn chưa điều trị dứt điểm viêm amidan, hoặc do viêm xoang mạn tính chảy mủ xuống họng tiếp tục gây viêm họng dẫn đến phù nề niêm mạc họng, nuốt đau. Bạn cần phải đến bệnh viện tai mũi họng để khám tìm nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng viêm họng, nuốt đau kéo dài là do viêm họng, viêm amidan không điều trị dứt điểm dẫn tới viêm mạn tính hay do viêm xoang từ đó mới có hướng xử trí phù hợp. Và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sau khi đã điều trị hết một đợt điều trị cần đến gặp bác sĩ để khám lại, và điều trị tiếp tục nếu cần, không nên thấy đỡ thì dừng thuốc mà không khám lại, có thể bệnh chưa được điều trị triệt để, lần tái phát sau việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Chúc bạn sức khỏe!