Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất tiếng như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản... Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn là các bệnh nhân bị mất tiếng do viêm họng. Tình trạng mất tiếng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm gì để phòng ngừa viêm họng dẫn đến mất tiếng?
Viêm họng kéo dài có thể gây mất tiếng
Với một người bị viêm họng, có thể do nhiều nguyên nhân: nhiễm vi khuẩn, virus từ ngoài xâm nhập, các bệnh lý răng miệng, ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất độc hại... Khi có tổn thương viêm họng, các yếu tố gây viêm lan nhanh qua đường hô hấp xuống thanh quản, từ đó gây tổn thương thanh quản: sưng, đỏ, phù nề dây thanh quản, hay còn gọi là viêm thanh quản. Thanh quản là cơ quan tạo ra âm thanh trong quá trình phát âm. Tiếng nói của chúng ta được tạo thành khi có luồng không khí đi từ phổi lên gây rung động các dây thanh. Khi mà dây thanh bị sưng, phù nề do viêm họng thì sự rung của các dây này không đều, không khép kín, dẫn đến tình trạng mất tiếng, nói hụt hơi, mất sức khi nói.
Viêm họng kéo dài có thể gây mất tiếng
Do đó khi có hiện tượng mất tiếng, khản tiếng, người bệnh cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây tình trạng này của mình là gì? Từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nếu trước khi bị khản tiếng bạn có một đợt đau rát họng, thì khả năng cao là bạn bị khản tiếng, mất tiếng do sự lây lan viêm nhiễm từ họng xuống do vi khuẩn, virus. Còn nếu không có đợt viêm, đau họng nào thì bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng để khám, làm các xét nghiệm để biết các nguyên nhân có thể gây khản tiếng nguy hiểm như u, cục, liệt dây thần kinh... hay các nguyên nhân bệnh lý khác như: tiểu đường, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – tá tràng...
Phòng ngừa mất tiếng do viêm họng như thế nào?
- Ngay khi có triệu chứng của viêm họng (sưng, nóng, đỏ, đau vùng họng, khó nuốt...) thì bạn cần chú ý điều trị triệt để nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh:
+ Súc họng nước muối ngày 3- 4 lần để sát khuẩn họng, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan xuống phía dưới gây tổn thương thanh quản.
+ Tùy vào nguyên nhân gây viêm họng là do virus hay vi khuẩn mà có hướng điều trị hợp lý: với nguyên nhân do virus thì điều trị sử dụng kháng sinh, với nguyên nhân do virus thì cần tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin C, uống nhiều nước, bù điện giải nếu có sốt...
+ Làm dịu cổ họng bằng cách ngậm chút mật ong, trà gừng ấm... cũng rất tốt trong trường hợp này.
- Giữ ấm cổ họng, hạn chế uống nước hay sử dụng thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
- Sử dụng các sản phẩm có tác dụng 2 trong 1- giúp phòng ngừa khản tiếng và hỗ trợ điều trị viêm họng: Hiện nay, trên thị trường được các bác sĩ và bệnh nhân đánh giá cao là sản phẩm đông y Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là rẻ quạt.
Đây là một vị thuốc đông y được nghiên cứu có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, giảm sưng, tiêu viêm, đặc biệt là các viêm nhiễm đường hô hấp trên. Từ các bài thuốc đông y lâu đời, các nhà khoa học đã nghiên cứu, bào chế đưa vào thực tế sản phẩm được sử dụng tiện dùng, không cần đun sắc, và đặc biệt là an toàn, không tác dụng phụ. Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, sói rừng, bồ công anh tạo nên công thức chuyên biệt vừa giúp hỗ trợ điều trị viêm họng vừa phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng hiệu quả.
Khi bị viêm họng, bạn nên sử dụng Tiêu Khiết Thanh với liều ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên để tác dụng tốt nhất.
Ghi nhận những hiệu quả mà sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã mang đến cho người bệnh, mới đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự được đứng trong Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em.
Thu Trang