Các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,... thường do một số vi khuẩn, virus gây ra. Mới đây, một công bố của các nhà khoa học Mỹ trên tạp chí Internal Medicine Journal cho biết người mắc viêm đường hô hấp trên có thể tăng nguy cơ bị đau tim. Cụ thể thông tin này như thế nào? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết sau!

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ thống hô hấp được tính từ cửa mũi trước đến các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, kể cả các virus, vi khuẩn, nấm mốc... đều có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp trên. Bởi thế, tỷ lệ mắc viêm đường hô hấp trên chiếm phần lớn trong tổng số bệnh về hô hấp.

Đường hô hấp trên là cơ quan tiếp xúc đầu tiên với những điều kiện bất lợi trong không khíĐường hô hấp trên là cơ quan tiếp xúc đầu tiên với những điều kiện bất lợi trong không khí

Viêm đường hô hấp trên không phải là một tình trạng đơn lẻ mà tổng hợp các bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản,... Bệnh có những triệu chứng dễ nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khản tiếng, nhức mỏi,…

Viêm đường hô hấp trên có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông, hanh khô. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu thường là trẻ em. Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu trẻ em mắc bệnh trên toàn thế giới.

Bên cạnh đối tượng là trẻ em, những người dễ gặp phải tình trạng viêm đường hô hấp trên bao gồm: Người bị bệnh bạch cầu (leukemia), suy tủy, suy giảm miễn dịch sau ghép tạng, điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh tự miễn, HIV.… Vì thế, ở những đối tượng này cần được chăm sóc dự phòng, đặc biệt vào mùa lạnh, mùa hanh khô.

Mời bạn theo dõi thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn: Viêm đường hô hấp trên là gì? Trong video dưới đây!

>>> XEM THÊM: Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim ở người mắc

Theo báo cáo, mỗi năm có hàng trăm ngàn người bị đau tim trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, hàng năm, gần 800.000 người bị đau tim và hơn 100.000 ca tử vong. Ở Australia, có khoảng 56.000 người bị đau tim mỗi năm và gần 9.300 trường hợp chết vì bệnh này. Tại Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng các vấn đề về tim mạch được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Mới đây, một thông tin được công bố trên tạp chí Internal Medicine Journal đã cho thấy, các bệnh viêm đường hô hấp có thể là tác nhân gây ra những cơn đau tim. Đây là kết quả từ nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney, Australia. Cụ thể, nghiên cứu này được tiến hành trên 578 bệnh nhân bị đau tim do tắc nghẽn động mạch vành tại Bệnh viện Hoàng gia North Shore ở New South Wales, Australia. Họ được chẩn đoán bệnh bằng cách chụp X quang để xem động mạch vành có bị tắc hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng thống kê về các bệnh viêm đường hô hấp trên mà họ mắc phải gần đây và tần suất của tình trạng này. Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nguy cơ bị đau tim ở những bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên cao hơn 13 lần so với bình thường.

Người mắc viêm đường hô hấp trên có nguy cơ bị đau timNgười mắc viêm đường hô hấp trên có nguy cơ bị đau tim

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Geoffrey Tofler - cũng là bác sĩ tim mạch tại Đại học Sydney cho biết thêm, theo kết quả nghiên cứu thì nguy cơ đau tim không chỉ xảy ra khi bắt đầu bị viêm đường hô hấp trên mà nguy cơ này cao nhất trong 7 ngày đầu mắc bệnh, sau đó giảm nhẹ và có thể duy trì mức độ tới một tháng. Ông cũng giải thích thêm rằng: “Nguyên nhân các bệnh viêm đường hô hấp trên liên quan tới những cơn đau tim có thể do tình trạng viêm và độc tố do virus, vi khuẩn tiết ra làm tổn thương mạch máu, dẫn tới thay đổi lưu lượng máu. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học khác để khẳng định chắc chắn những kết luận này.”

Phân tích kết quả của nghiên cứu trên, PGS. Thomas Buckley của Đại học Điều dưỡng Sydney cũng cho biết: "Tỷ lệ đau tim thường cao nhất trong mùa đông, đây cũng là thời điểm phát triển của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Do đó, cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa thích hợp để hạn chế tối đa tình trạng này.”

>>> XEM THÊM: Thói quen ăn mặn có thể dẫn đến viêm họng

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên bằng cách nào?

Mặc dù còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định viêm đường hô hấp trên tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng đau tim, nhưng tình trạng này vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và gây ra biến chứng viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp để phòng tránh tình trạng này như sau:

- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh: Một số trường hợp viêm đường hô hấp trên do virus gây ra có thể lây qua ho, hắt hơi, nói chuyện,... Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh.

- Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn) trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại trừ virus, vi khuẩn, ngăn chúng có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

- Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi bằng cách đeo khẩu trang đạt chuẩn khi đi ngoài đường.

- Không hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

- Tránh làm việc, học tập trong môi trường có nhiệt độ quá cao.

- Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa,… đặc biệt là vùng đầu, cổ.

- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe toàn trạng, từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể “tự bảo vệ” trước sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh.

>>> XEM THÊM: 4 nghề dễ khiến bạn bị bệnh hạt xơ dây thanh

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đường hô hấp trên đang ngày càng được nhiều người hướng tới bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có nguồn gốc tự nhiên.

Tiêu Khiết Thanh được nghiên cứu nhiều năm, với 2 dạng bào chế là viên nén và cốm hòa tan, tác động theo cơ chế kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát họng, khản tiếng, mất tiếng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Cụ thể, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh cả dạng viên nén và dạng cốm đều chứa thành phần chính là rẻ quạt (xạ can) - kháng sinh tự nhiên với tác dụng tán huyết, thanh nhiệt, tiêu đờm, được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng. Ngoài ra, sản phẩm này còn kết hợp thêm các thảo dược quý khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, giúp chống viêm rất mạnh, kháng khuẩn, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm, gây ra tình trạng đau rát họng, khó nuốt.

Đặc biệt, sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh còn được bổ sung thêm cao kinh giới, cao cỏ lào cùng vitamin C, D3, kẽm gluconate giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn viêm họng cấp nói riêng, các bệnh đường hô hấp trên nói chung một cách hiệu quả, an toàn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về vấn đề: “Người mắc bệnh viêm đường hô hấp trên tăng nguy cơ bị đau tim”. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh dạng viên hoặc cốm mỗi ngày, bạn nhé!

>>> XEM THÊM: Khàn tiếng kéo dài là do đâu?

Cảm nhận người dùng

Tiêu Khiết Thanh đã giúp rất nhiều người đối phó với bệnh viêm đường hô hấp trên và giảm các triệu chứng như ho, khản tiếng, đau họng hiệu quả.

Chị Lê Thị Thanh (ở TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ bí quyết giúp con cải thiện viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần của chị Trần Thị Thanh Hương - hàng xóm nhà chị Thanh như sau:

“Bé Zin, con chị Hương từ khi mới được hơn 1 tháng đã phải nhập viện để cấp cứu do bị viêm tiểu phế quản ở mức nặng với triệu chứng ho đờm liên tục, kéo dài, khó thở. Khi vào viện thì các bác sĩ có tiêm thuốc kháng sinh, khí dung và vật lý trị liệu lấy đờm. Từ đó, sau khi ra viện, bé thường xuyên mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Cứ khoảng 1 - 2 tuần, con chị lại bị ho, đờm đặc quánh dính ở cổ, khò khè. Khi Zin được 6 tháng, lại một lần nữa bé phải cấp cứu tại khoa cấp cứu chống độc vì viêm tiểu phế quản tái phát. Thật may mắn, nhờ một người bạn, chị Hương biết tới sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh. Chị cho bé Zin uống sản phẩm 1 tuần thì các triệu chứng bệnh đã giảm đi đáng kể. Sau khoảng gần 1 tháng dùng cốm Tiêu Khiết Thanh, hầu như các triệu chứng ho, đờm, khò khè đã biến mất. Bé Zin uống được 2 tháng thấy hệ hô hấp đã ổn, chị Hương cho cháu đi du lịch 10 ngày, từ Hà nội vào Sài Gòn, xuống Vũng Tàu, Bình Dương và trở về Sài Gòn. Suốt thời gian đi chơi ròng rã, ra biển đón nắng đón gió nhưng cháu không hề ho một tí nào. Chị Hương thực sự yên tâm khi con có cốm Tiêu Khiết Thanh là bạn đồng hành.”

Bạn có thể tìm hiểu bí quyết cải thiện viêm thanh quản tái phát nhờ dùng Tiêu Khiết Thanh của bà Võ Thị Ngọc Nga (54 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM) trong video dưới đây.

>>> XEM THÊM: Cô Nguyễn Thị Thu chia sẻ cách “đối phó” với bệnh viêm thanh quản mạn tính nhờ Tiêu Khiết Thanh TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Tiêu Khiết Thanh cũng nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia hàng đầu.

Trong video dưới đây, mời bạn cùng lắng nghe PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh giải đáp thắc mắc: Trẻ bị viêm họng, viêm amidan dùng cốm Tiêu Khiết Thanh có tốt không?

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Dương Trọng Hiếu phân tích triệu chứng và cách điều trị viêm thanh quản ở trẻ khác gì so với người lớn không?

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về các bệnh viêm đường hô hấp trên và sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, mời bạn vui lòng liên hệ 0917.212.364.

Nguyễn Duyên

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!